Mức độ khuyết tật trí tuệ của học sinh lớp giáo dục đặc biệt tại trường Tiểu học Ngự Bình – Thành phố Huế

Bài viết Mức độ khuyết tật trí tuệ của học sinh lớp giáo dục đặc biệt tại trường Tiểu học Ngự Bình – Thành phố Huế trình bày: Quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) muốn đạt chất lượng và hiệu quả cao phải bắt đầu trước hết từ công tác chẩn đoán, đánh giá mức độ KTTT,. . | MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH LỚP GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỰ BÌNH – THÀNH PHỐ HUẾ NGUYỄN TUẤN VĨNH – PHẠM THỊ QUỲNH NI Trường Đại học sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) muốn đạt chất lượng và hiệu quả cao phải bắt đầu trước hết từ công tác chẩn đoán, đánh giá mức độ KTTT. Kết quả của công tác này sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân (KHGDCN) phù hợp và khả thi. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu kết quả chẩn đoán, đánh giá mức độ KTTT của học sinh (HS) lớp giáo dục đặc biệt (GDĐB) tại Trường Tiểu học Ngự Bình, thành phố Huế, làm cơ sở để xây dựng KHGDCN cho mỗi em. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ KTTT là một trong những loại khuyết tật tâm thể khó khăn và phức tạp nhất. Mỗi trẻ KTTT cho dù cùng loại và cùng mức độ là một cá nhân mang tính cá biệt hoá cao về đặc điểm khuyết tật và nhu cầu phát triển. Theo đó, GDĐB trẻ KTTT cũng là một quá trình giáo dục khó khăn và phức tạp nhất. Để quá trình này đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và toàn diện, đòi hỏi phải bắt đầu từ việc chẩn đoán, đánh giá mức độ KTTT của trẻ bao gồm chẩn đoán mức độ phát triển trí tuệ, hành vi thích ứng (HVTƯ), những rối loạn về thể chất, tinh thần khác và những vấn đề có liên quan từ gia đình, nhà trường, môi trường sống Kết quả của công tác chẩn đoán, đánh giá này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và đầy đủ làm cơ sở đề ra các biện pháp chăm sóc và giáo dục phù hợp và khả thi. Lớp GDĐB tại Trường Tiểu học Ngự Bình, thành phố Huế ra đời từ năm 2003 có chức năng chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật ở tuổi tiểu học, trong đó phần lớn là trẻ KTTT. Do nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác chăm sóc và giáo dục học sinh KTTT ở đây vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do các em chưa được chẩn đoán, đánh giá để xác định mức độ KTTT và từ đó chưa thể xây dựng KHGDCN phù hợp [3]. Thực trạng này cho thấy việc chẩn đoán, đánh giá mức .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.