Bài viết Thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định trình bày: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cùng với sự phân bố các hình thức TCLTKT mang tính đặc thù của lãnh thổ. Cũng chính từ đó, tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định đã được xác định theo ba tiểu vùng kinh tế. Mỗi tiểu vùng có những thế mạnh riêng,. . | THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH HOÀNG QUÝ CHÂU Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Bình Định là địa phương có điều kiện khá thuận lợi về vị trí địa lí và sự phân hóa lãnh thổ tương đối rõ nét về nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cùng với sự phân bố các hình thức TCLTKT mang tính đặc thù của lãnh thổ. Cũng chính từ đó, tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định đã được xác định theo ba tiểu vùng kinh tế. Mỗi tiểu vùng có những thế mạnh riêng. MỞ ĐẦU Bình Định là địa phương có vị trí địa lí khá thuận lợi, được xem là đầu mối phía Đông của trục đường 19 - hành lang kinh tế Đông - Tây nối giữa Duyên hải và Tây Nguyên tốt nhất. Đặc biệt, Bình Định có cảng Quy Nhơn và tương lai gần có cảng Nhơn Hội với hậu phương cảng rộng lớn và hấp dẫn đối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan. Ngoài ra, Bình Định còn có sự phân hóa khá rõ nét về lãnh thổ giữa bộ phận phía Tây và bộ phận phía Đông với những lợi thế nổi bật có ý nghĩa đối với tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT). Từ đó, tạo điều kiện hình thành ở địa phương này ba tiểu vùng kinh tế với sự kết hợp các hình thức TCLTKT khá đa dạng. 1. MỘT SỐ HÌNH THỨC TCLTKT TỈNH BÌNH ĐỊNH Với những lợi thế về vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, Bình Định có khả năng phát triển một số hình thức TCLTKT chủ yếu như sau: . Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Một trong số các hình thức TCLTNN phát triển khá nổi bật trên địa bàn tỉnh Bình Định, đó là trang trại. Tính đến năm 2008 toàn tỉnh Bình Định có trang trại [1]. Trong thời gian qua, số lượng trang trại trên địa bàn tỉnh Bình Định có chiều hướng giảm dần, càng về sau mức độ giảm càng nhanh hơn. Tuy nhiên, sự tăng, giảm số lượng trang trại có sự khác biệt nhau giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh. Đáng chú ý nhất là các huyện Tuy Phước, Phù Cát, An Lão và Vĩnh Thạnh có sự giảm sút rất rõ về số trang trại. Ngược lại, các huyện Hoài Ân, An Nhơn và thành phố Quy Nhơn, số trang trại tăng lên một cách