Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Giờ xấu của G. G. Marquez

Bài viết Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Giờ xấu của G. G. Marquez trình bày: Soi chiếu với thực tại chính trị - xã hội, Marquez đã phác họa nguyên nhân và bản chất nỗi cô đơn của Mỹ Latinh. Bằng hình thức sự tự đa điểm nhìn cùng hình tượng “tờ rơi”, nhà văn người Colombia đã cụ thể hóa cảm quan hậu hiện đại của mình thành những hình tượng văn học và nghệ thuật trần thuật độc đáo,. | CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT GIỜ XẤU CỦA G. G. MARQUEZ PHAN TUẤN ANH Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Giờ xấu là một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên của , nhưng đã sớm đặt nền móng quan trọng trong việc xây dựng cảm quan hậu hiện đại mang bản sắc Mỹ Latinh. Trong cuốn tiểu thuyết này, bằng việc soi chiếu với thực tại chính trị - xã hội, Marquez đã phác họa nguyên nhân và bản chất nỗi cô đơn của Mỹ Latinh. Bằng hình thức sự tự đa điểm nhìn cùng hình tượng “tờ rơi”, nhà văn người Colombia đã cụ thể hóa cảm quan hậu hiện đại của mình thành những hình tượng văn học và nghệ thuật trần thuật độc đáo. “Sự diễn dịch cái hiện thực mà chúng tôi sống bằng những mô hình không phải của chúng tôi chỉ khiến chúng tôi trở nên xa lạ hơn, kém tự do tự tại hơn, và cô đơn hơn bao giờ hết” [3, tr. 710]. Cảm quan hậu hiện đại (Postmodern sensibility) theo I. P. Ilin [1, tr. 8] là một thuật ngữ bắt nguồn từ chủ nghĩa hậu cấu trúc (Post-structuralism), về sau được các nhà lý thuyết hậu hiện đại bổ sung và phát triển. Xét về mặt nội hàm, cảm quan hậu hiện đại trước tiên là một thuật ngữ mang tính thế giới quan, nó dựa trên hai nguyên tắc cơ bản của nhận thức luận hậu hiện đại, đó là chaos (hỗn độn) và epistemological uncertainty (bất tín nhận thức). Các nhà hậu hiện đại nhìn thế giới không phải dưới một chỉnh thể theo quan hệ nhân - quả, mà là một tập hợp hỗn độn các sự vật hiện tượng theo quan hệ hiện tượng - ngẫu nhiên. Từ đó, thế giới là một thế giới phi trật tự, phi hệ qui chiếu, phi định mức giá trị. Những chấn thương tinh thần trong xã hội hậu hiện đại (hai cuộc thế chiến, thảm họa Holocaust, chiến tranh lạnh ) đã biến thế giới thành một tập hợp phi lý, chính vì thế, bản thân quan niệm “Chaos” thực chất cũng chỉ là cách đề xuất quan niệm về trật tự và cấu trúc thế giới mới, nhưng đó là quan niệm có tính “giải kiến tạo” về thế giới thực tại hậu hiện đại. Nguyên tắc “bất tín nhận thức” lại xuất phát từ nền tảng văn hóa - xã hội hậu hiện đại, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.