Sử dụng phầm mềm Vitesta để định cỡ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn

Bài viết Sử dụng phầm mềm Vitesta để định cỡ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn trình bày: Giới thiệu việc sử dụng phần mềm Vitesta - phần mềm được xây dựng dựa vào lý thuyết đáp ứng câu hỏi - để định cỡ các câu hỏi đa lựa chọn trong bài trắc nghiệm khách quan (TNKQ),. . | SỬ DỤNG PHẦM MỀM VITESTA ĐỂ ĐỊNH CỠ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐA LỰA CHỌN NGUYỄN THẾ PHƯƠNG TÔN THẤT VIỄN TƯƠNG - HỒ NGỌC HÙNG Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế Tóm tắt: Bài viết này nhằm giới thiệu việc sử dụng phần mềm Vitesta phần mềm được xây dựng dựa vào lý thuyết đáp ứng câu hỏi - để định cỡ các câu hỏi đa lựa chọn trong bài trắc nghiệm khách quan (TNKQ). 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hình thức trắc nghiệm khách quan đã và đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện trong kiểm tra học kỳ, thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng Do vậy việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đối với các cơ sở giáo dục là một yêu cầu cấp thiết, mang ý nghĩa hết sức quan trọng Việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng, đặc biệt là phần mềm Vitesta do Công ty Công nghệ Giáo dục và Xử lý dữ liệu (EDTECH-DP) thiết kế để định cỡ các câu hỏi TNKQ nhằm tạo được những bộ đề hoàn chỉnh, sử dụng trong quá trình kiểm tra, đánh giá chắc hẳn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học của thầy và trò. 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ . Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển, để phân tích câu hỏi TNKQ người ta cần phải chọn nhóm chuẩn để làm mẫu thử nghiệm, yêu cầu nhóm chuẩn phải được phân bố hợp lý thỏa mãn tối thiểu các mức trí năng của học sinh tùy thuộc vào các vùng, miền do vậy, các thông số thống kê như độ khó, độ phân biệt của đề phụ thuộc vào mẫu chọn và vì vậy năng lực của học sinh khi làm đề trắc nghiệm cũng phụ thuộc chính vào đề trắc nghiệm mà mình thực hiện [4]. Lý thuyết trắc nghiệm hiện đại dựa vào Mô hình đặc điểm tiềm tàng [4] mà đại diện là Lý thuyết đáp ứng câu hỏi (Items Response Theory, IRT) do Geoge Rasch (nhà toán học Đan Mạch) đề xướng. Lý thuyết này dựa vào lợi điểm các giả định về hành vi con người khi đáp ứng các câu hỏi TN: (a) đặc điểm của một câu hỏi TN không phụ thuộc mẫu thí sinh thử nghiệm, (b) khả năng của 1 thí sinh không phụ thuộc vào mẫu các câu hỏi đặt cho thí sinh đó [3]. IRT cho rằng mối liên hệ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.