Bài viết Cách tổ chức giờ đọc - Hiểu văn bản theo hướng phát huy vai trò chủ thể học sinh trình bày: Quan điểm dạy học mới, học sinh được đặt vào trung tâm của quá trình dạy học và ở vị trí này, học sinh thực sự có và phát huy được vai trò là chủ thể năng động, sáng tạo. Dạy học văn, trong đó có dạy đọc - hiểu văn bản không thể không chú ý tới việc phát huy vai trò này cho học sinh,. . | CÁCH TỔ CHỨC GIỜ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THEO HƯỚNG PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ HỌC SINH TRẦN THỊ NGỌC VÂN Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, Bình Dương Tóm tắt: Theo quan điểm dạy học mới, học sinh được đặt vào trung tâm của quá trình dạy học và ở vị trí này, học sinh thực sự có và phát huy được vai trò là chủ thể năng động, sáng tạo. Dạy học văn, trong đó có dạy đọc - hiểu văn bản không thể không chú ý tới việc phát huy vai trò này cho học sinh. Xuất phát từ lý luận dạy học hiện đại và thực trạng dạy học văn hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số cách thức tổ chức giờ đọc - hiểu văn bản theo hướng phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong dạy học bộ môn Ngữ văn chương trình trung học phổ thông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ . Ý nghĩa của việc phát huy vai trò chủ thể học sinh trong việc nâng cao chất lượng giờ đọc - hiểu văn bản Một trong những vấn đề then chốt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy có thể rút ra từ tư tưởng đổi mới dạy học nói chung và dạy học văn nói riêng là vấn đề chủ thể học sinh (HS). Phát huy năng động của chủ thể, năng lực sáng tạo của mỗi người là đáp ứng một đòi hỏi có ý nghĩa thời đại. Con người HS được đào tạo là con người mới, con người sáng tạo nhưng sự hình thành nhân cách đó chỉ có thể đạt được thông qua con đường chuyển biến và chuyển hóa tự thân của chủ thể HS dưới tác động của nhà trường, gia đình và xã hội. . Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát huy vai trò chủ thể học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản Nội dung cơ bản của việc phát huy vai trò chủ thể là: “Huy động một cách có cơ sở khoa học phù hợp với quy luật cảm thụ văn học, những năng lực chủ quan của bản thân HS để HS chủ động, tích cực, hứng thú tham gia vào quá trình dạy học văn, do đó tạo được một hiệu quả toàn diện về tư tưởng, thẩm mỹ, về hiểu biết và kĩ năng, về văn học và nhân cách” [1]. Dạy học theo hướng phát huy vai trò chủ thể của người học là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, phát huy được năng lực của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Phương pháp dạy