Bài viết Liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế: Thực trạng và giải pháp trình bày cơ hội học tập cho nhiều giáo viên, cán bộ giáo dục của nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo của loại hình này,. . | LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGUYỄN THỊ CHÂU Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục cả nước, đặc biệt là khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều địa phương ở xa, Trường đã chú trọng công tác liên kết đào tạo trình độ Thạc sĩ tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ. Điều này đã mở ra cơ hội học tập cho nhiều giáo viên, cán bộ giáo dục của nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo của loại hình này. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ là những vùng có tiềm năng rất lớn, song nền kinh tế tại đây nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Sau đại học là bậc học được nhiều người lựa chọn trên con đường học vấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nhiều cán bộ, giáo viên ở những vùng này không có điều kiện để đi học ở các cơ sở đào tạo xa do phải đảm nhận nhiều công việc và chăm lo cho gia đình. Nắm bắt được vấn đề này và thực hiện trách nhiệm của cơ sở đào tạo được quy định tại khoản 9 Điều 9 của Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ của Bộ Giáo dục & Đào tạo là “Hợp tác đào tạo trình độ thạc sĩ với các cơ sở trong và ngoài nước theo quy định” [1], những năm qua, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (Trường ĐHSP ĐH Huế) đã đầu tư thích đáng cho việc liên kết đào tạo Thạc sĩ với các cơ sở giáo dục ở các vùng khó khăn. Sự đầu tư đã đem lại những kết quả khả quan, tuy nhiên, vẫn còn gặp không ít khó khăn trong quá trình tổ chức đào tạo. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp thiết thực để vừa mở rộng quy mô đào tạo, .