Bài viết Một số vấn đề về quá trình xây dựng mô hình mờ dựa trên cơ sở đại số gia tử trình bày: Đề xuất quá trình xây dựng các luật IF THEN của mô hình mờ SISO trong trường hợp đường cong của mô hình là chưa được cho trước, dựa trên cơ sở đại số gia tử,. . | MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH MỜ DỰA TRÊN CƠ SỞ ĐẠI SỐ GIA TỬ NGUYỄN THẾ DŨNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong bài này chúng tôi đề xuất quá trình xây dựng các luật IF THEN của mô hình mờ SISO trong trường hợp đường cong của mô hình là chưa được cho trước, dựa trên cơ sở đại số gia tử. 1. MỞ ĐẦU Xét mô hình mờ SISO (Singular Input Singular Output): If X is A1 then Y is B1 If X is A2 then Y is B2 If X is Am then Y is Bm Cho X is A0 -----------------------------Tính Y is B0? Ở đây A0, B0, Ai và Bi với mọi i = 1,2, , m là các giá trị ngôn ngữ của các biến ngôn ngữ X, Y tương ứng. Trong [3], [5], [4] đã chỉ ra các ưu điểm của phương pháp nội suy trên cơ sở đại số gia tử để giải mô hình mờ. Thông thường các luật trong mô hình mờ được cho bởi các chuyên gia, khi đó thường xảy ra các sai lệch khi biểu diễn các giá trị ngôn ngữ Ai, Bi thành các tập mờ hay các giá trị ngôn ngữ trên đại số gia tử (ĐSGT). Trong [5] đã cho một số ví dụ, với việc mờ hóa các giá trị vật lý cần biểu diễn của mô hình thành các giá trị trên ĐSGT một cách trực giác, mặc dù kết quả tính toán đã rất tốt hơn nhiều so với cách tính toán trên tập mờ của Cao-Kandel trong nhưng vẫn còn sai số lớn. Xét bài toán xấp xỉ hàm trong điều khiển học được định nghĩa như sau: Xét hàm liên tục y=f(x) từ X là tập compact trên Rm lên Y trên Rp. Cho ε>0. Hãy xây dựng hàm F(x): X ! Y sao cho ∀x∈X, d(f(x),F(x))≤ε. Ở đây mô hình toán của f(x) được xác định bởi tập các dữ liệu thống kê {(x,y)| x∈X, y∈Y} và d(a,b) là mêtric trên Rp Khi đó mô hình mờ hoạt động như một hệ SAM (Standard Additive Model) là một cách tiếp cận. Trong [5] cũng đã có một số kết quả nhằm xây dựng các tập mờ tương ứng với Ai, Bj hợp lý [4] cũng chỉ ra một quá trình xây dựng các luật “IF THEN ” dựa trên đường cong y=f(x), trong trường hợp đường cong này được cho trước nhờ vào Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 30-39 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUÁ TRÌNH XÂY .