Bài viết Mối quan hệ giữa chỗ dựa xã hội và cách ứng phó với stress của sinh viên trường Đại học Y dược - Đại học Huế trình bày: Chất lượng và hiệu quả của chỗ dựa xã hội trong quá trình hỗ trợ cá nhân ứng phó với stress vẫn đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới học thuật. Nghiên cứu này nhằm tiếp tục xác định chất lượng và tính hiệu quả của chỗ dựa xã hội trong mối tương quan với các cách ứng phó với stress,. . | MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỖ DỰA XÃ HỘI VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG - ĐINH THỊ HỒNG VÂN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Chất lượng và hiệu quả của chỗ dựa xã hội trong quá trình hỗ trợ cá nhân ứng phó với stress vẫn đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới học thuật. Nghiên cứu này nhằm tiếp tục xác định chất lượng và tính hiệu quả của chỗ dựa xã hội trong mối tương quan với các cách ứng phó với stress. Kết quả khảo sát cho thấy chỗ dựa xã hội có mối tương quan thuận với các cách ứng phó hiệu quả như “giải quyết vấn đề”, “tìm kiếm chỗ dựa xã hội” và “cấu trúc lại nhận thức”. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những sinh viên có nhiều chỗ dựa xã hội vẫn sử dụng các cách ứng phó kém hiệu quả với stress. Vì thế, tìm đến các chỗ dựa xã hội đáng tin cậy, giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao như các nhà tham vấn tâm lý, các nhà trị liệu là một việc làm hết sức cần thiết đối với sinh viên khi đối mặt với stress. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Không ầm ĩ nhưng ngấm ngầm, đại dịch stress đang tấn công mạnh mẽ giới học sinh và sinh viên. Ở Mỹ, cứ 10 sinh viên thì có một sinh viên bị trầm cảm do stress mãn tính (APA, 2008); ở Thụy Sỹ, 12,9% sinh viên bị stress nặng và 2,7% sinh viên đã thực hiện ý định tự tử (dẫn theo Edwards, 2007); tại Việt Nam, trong 4000 người “có biểu hiện không bình thường” đến khám bệnh tại bệnh viện Tâm thần Trung ương thì có đến 30% là học sinh, sinh viên (dẫn theo Nguyễn Hồi Loan, 2009). Theo nhiều nhà tâm lý học và xã hội học trên thế giới, những rối loạn về sức khoẻ tinh thần của học sinh và sinh viên sẽ được hạn chế nếu họ có chỗ dựa xã hội vững chắc. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đều khẳng định những cá nhân có chỗ dựa xã hội tốt thường sử dụng các cách ứng phó hiệu quả hơn với stress. Tuy vậy, nhiều tác giả tranh luận rằng hiệu quả của chỗ dựa xã hội trong quá trình hỗ trợ cá nhân ứng phó với stress không nằm ở số lượng mà nằm ở chất lượng; nghĩa là, không phải có .