Đặc điểm hình thái của ếch gai sần (Paa verrucospinosa bourret, 1937) ở vùng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bài viết Đặc điểm hình thái của ếch gai sần (Paa verrucospinosa bourret, 1937) ở vùng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày: Kết quả cho thấy đây là loài không đồng sinh trưởng, tương quan giữa chiều dài với khối lượng thân rất chặt chẽ, các chỉ tiêu kích thước và khối lượng thân thuộc cỡ lớn, đặc điểm tỷ lệ hình thái thu được có giá trị cao về mặt phân loại học,. . | ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA ẾCH GAI SẦN (Paa verrucospinosa Bourret, 1937) Ở VÙNG A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGÔ ĐẮC CHỨNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGÔ VĂN BÌNH Học viên Cao học, Trường ĐHSP - Đại học Huế Tóm tắt: Ếch gai sần (Paa verrucospinosa) là loài đặc hữu của Việt Nam, việc nghiên cứu loài này mới chỉ tập trung vào phân loại, phân bố chứ chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm hình thái. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trong 12 tháng (từ tháng VII/2008 đến tháng VI/2009) ở vùng A Lưới, đồng thời đã phân tích 393 mẫu để xác định các đặc điểm hình thái của loài. Kết quả cho thấy đây là loài không đồng sinh trưởng, tương quan giữa chiều dài với khối lượng thân rất chặt chẽ, các chỉ tiêu kích thước và khối lượng thân thuộc cỡ lớn, đặc điểm tỷ lệ hình thái thu được có giá trị cao về mặt phân loại học. 1. MỞ ĐẦU Ếch gai sần (Paa verrucospinosa) là loài đặc hữu của Việt Nam [1], đồng thời là loài có giá trị kinh tế cao (). Mặt khác, ếch gai sần được Danh lục đỏ IUCN (2008) xếp vào bậc NT (sắp bị đe dọa) [3], [4], [8]. Ngoài ra, ếch gai sần còn là nguồn thực phẩm được nhiều người dân vùng núi ưa chuộng, thịt ngon nhất trong các loài ếch núi [1]. Tuy nhiên, theo Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (2005) thì số lượng còn rất ít do tình trạng săn bắt quá mức [2]. Hiện nay, việc nghiên cứu loài ếch gai sần mới chỉ tập trung vào phân loại, phân bố chứ chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về đặc điểm hình thái. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài ếch gai sần có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu được thu tại vùng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng VII/2008 đến tháng VI/2009, vùng nghiên cứu có tọa độ địa lý (hệ Gauss-HN72) như sau: - Điểm cực bắc: 16023'25'' độ vĩ bắc và 107017'65'' độ kinh đông. - Điểm cực nam: 16001'90'' độ vĩ bắc và 107031'20'' độ kinh đông. - Điểm cực đông: 16012'50'' độ vĩ bắc và 107031'45'' độ kinh đông. - Điểm cực tây: 16022'45'' độ vĩ bắc và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.