Phóng sự Việt Nam từ 1932 đến trước thời kỳ đổi mới

Bài viết Phóng sự Việt Nam từ 1932 đến trước thời kỳ đổi mới trình bày: Sự ra đời vào những năm 30 (thế kỷ XX), phóng sự với phẩm chất linh hoạt, năng động đã nghiễm nhiên chốt ở vị trí tiên phong trên con đường hiện đại hoá văn học,. . | PHÓNG SỰ VIỆT NAM TỪ 1932 ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI CAO THỊ XUÂN PHƯỢNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Ra đời vào những năm 30 (thế kỷ XX), phóng sự với phẩm chất linh hoạt, năng động đã nghiễm nhiên chốt ở vị trí tiên phong trên con đường hiện đại hoá văn học. Sau 1945, do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, phóng sự “lùi về tuyến sau”, nhường chỗ cho ký sự, truyện ký. Mãi đến những năm 80, trước những biến động của cuộc sống thời hậu chiến, phóng sự nhanh chóng nhập cuộc và đã có một số điều chỉnh cần thiết để thích ứng với thực tiễn tiếp nhận, đồng thời tạo đà cho sự đột phá của phóng sự sau 1986. 1. PHÓNG SỰ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1932-1945 Cuộc bùng nổ của phóng sự khởi đầu vào năm 1932 với Tôi kéo xe của Tam Lang được đăng trên tờ Đông tây - tờ báo do các ký giả Tây học Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn làm chủ bút. Tác phẩm đã tạo không ít ngạc nhiên cho độc giả bấy giờ bởi một lối viết giản dị, chân thành, một thái độ nhập cuộc đầy tinh thần trách nhiệm. Bắt chước Marise Choisy, Tam Lang mượn bộ quần áo nâu của một người bạn áo ngắn khoác vào mình rồi mạnh dạn hoà vào dòng đời đen bạc của kiếp “ngựa người” để viết Tôi kéo xe. Sau âm vang của Tôi kéo xe, phong trào viết phóng sự bùng phát mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Hầu hết các tờ báo thời kỳ này đều mở chuyên mục phóng sự và dành cho thể loại mới mẻ này một sự ưu ái đặc biệt. Phóng sự được xem là thể loại nòng cốt, “một phương tiện điểm huyệt của thông tin báo chí” [1, 220], làm nên bộ mặt của tờ báo. Năm 1938, tại Sài Gòn, tờ Phóng sự - tờ báo chuyên sâu về thể loại phóng sự được ấn hành, tạo môi trường để các tài năng khám phá và thử nghiệm. Các tờ báo khuyến khích viết phóng sự, người viết hăm hở đến với phóng sự; vì thế chỉ trong vòng hơn 10 năm đã xuất hiện hàng trăm tác phẩm có giá trị: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây (Vũ Trọng Phụng); Trong làng chạy, Hà Nội lầm than, Làm tiền, Vợ lẽ nàng hầu (Trọng Lang); Việc làng, Tập án cái đình

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.