Chính sách Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc sau chiến tranh lạnh nhìn ở góc độ đối sánh

Bài viết Chính sách Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc sau chiến tranh lạnh nhìn ở góc độ đối sánh trình bày: Mỹ và Trung Quốc đều là những nước lớn có ảnh hưởng tới khu vực Đông Nam Á. Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc với Đông Nam Á đều có những bước phát triển rất lớn,. . | CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH NHÌN Ở GÓC ĐỘ ĐỐI SÁNH LÊ VĂN ANH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế LÊ THỊ NGỌC HIỀN Trường THPT Long Bình, Tiền Giang Tóm tắt: Mỹ và Trung Quốc đều là những nước lớn có ảnh hưởng tới khu vực Đông Nam Á. Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc với Đông Nam Á đều có những bước phát triển rất lớn. Mặc dù, hai nước có xuất phát điểm về chiến lược và sách lược khác nhau đối với Đông Nam Á, nhưng cả hai bên cùng có điểm hợp tác ở khu vực này. Một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phồn vinh phù hợp với lợi ích chung của Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, việc phân tích, so sánh chính sách Đông Nam Á của Mỹ và Trung Quốc sẽ giúp hiểu rõ chiều hướng chiến lược cũng như những ảnh hưởng của hai nước này tới tình hình khu vực Đông Nam Á. Ngay khi xây dựng chiến lược toàn cầu và chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ đã nhận thức được vị trí hết sức quan trọng của Đông Nam Á. Khu vực này nằm trên tuyến đường biển chiến lược của Mỹ giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đa số nguồn năng lượng dầu lửa và khí đốt từ vùng Vịnh nhập khẩu vào Mỹ và hàng hóa xuất khẩu của Mỹ đều đi qua tuyến đường này. Bên cạnh đó, là một cường quốc quân sự, Mỹ cần có “hành lang tự do” cho lực lượng của mình ra vào khu vực Đông Nam Á nhằm đáp ứng những tình huống đột xuất có thể xảy ra ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đông Nam Á có vị trí chiến lược và là huyết mạch giao thông quan trọng gắn kết với Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã làm cho quốc gia này ngày càng phải dựa vào nguyên, nhiên liệu được chuyên chở bằng đường thủy qua các eo biển Malacca, Sunđa, Lăm bốc, Makasa trong vùng biển Đông. Từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, Đông Nam Á càng được coi là trọng điểm chiến lược trong chính sách của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, có thể nói trục đường qua Đông Nam Á có vị trí chiến lược trọng điểm cả về kinh tế và quân sự đối với nhiều nước trong đó có .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.