Bài viết Sơ lược quá trình nhận thức về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh trong giới nghiên cứu ở Việt Nam trình bày: Giới thiệu một cách sơ lược quá trình nhận thức về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay trong giới nghiên cứu ở Việt Nam,. . | SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ CHỦ TRƯƠNG CỨU NƯỚC CỦA PHAN CHÂU TRINH TRONG GIỚI NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM TRẦN THỊ KIM QUY Học viên Cao học, Trường ĐHSP - Đại học Huế Tóm tắt: Phan Châu Trinh là một chí sĩ yêu nước tiêu biểu của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX. Vấn đề chủ trương cứu nước của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập. Bài viết này giới thiệu một cách sơ lược quá trình nhận thức về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay trong giới nghiên cứu ở Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Phan Châu Trinh là một trong những sĩ phu yêu nước tiến bộ tiêu biểu đầu thế kỷ XX. Chủ trương cứu nước của ông đã có tác động mạnh đến sự phát triển của lịch sử dân tộc và trở thành đối tượng nghiên cứu của sử học trong và ngoài nước. Từ trước đến nay có rất nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu về chủ trương cứu nước của cụ Phan Châu Trinh. Đặc biệt, trong những năm gần đây, chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh ngày càng được các học giả, các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm đánh giá lại vì nhiều khía cạnh của chủ trương này mang tính thời sự và có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả cố gắng khái quát lại những điểm nổi bật nhất trong quá trình nhận thức về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh qua các thời kỳ lịch sử. 2. NỘI DUNG Việc ghi chép lại cuộc đời và sự nghiệp cũng như một số nhận xét, đánh giá về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh đã có từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 và chủ yếu là do những người bạn cùng sát cánh với ông trong quá trình thực hiện đường lối cứu nước thực hiện. Có thể liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu như: Một lần hầu chuyện cụ Phan Chu Trinh của Nam Kiều; Phan Tây Hồ di thảo của Ngô Đức Kế (1927);, Chuyện lý trưởng Lê Cơ của Huỳnh Thúc Kháng (1932); Thi tù tùng thoại của Huỳnh Thúc Kháng (1957), Tự phán của Phan Bội Châu (1957). Trong thời kì đầu tiên này, việc nghiên cứu về chủ