Bài viết Sử dụng nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh trình bày: Lao động là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung, địa bàn nông thôn nói riêng,. . | SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH NGUYỄN TUẤN ANH Trường THPT Phúc Trạch, Hà Tĩnh Tóm tắt: Lao động là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung, địa bàn nông thôn nói riêng. Bài viết tập trung nghiên cứu hiện trạng sử dụng nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê dưới góc độ xem xét mối quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn ở địa phương này trong thời gian tới. 1. MỞ ĐẦU Hương Khê là huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Hà Tĩnh với 21 xã và 1 thị trấn, trong đó khu vực nông thôn chiếm đại bộ phận dân số và lực lượng lao động của toàn huyện. Mặc dù Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể- xã hội rất quan tâm đến việc giải quyết và đáp ứng nhu cầu việc làm, xác định đó là công tác quan trọng nhằm phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn [1], song hiệu quả sử dụng chưa cao và tỷ lệ thiếu việc làm hàng hàng năm vẫn trên 5% [5]. Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê là việc làm cần thiết. 2. NỘI DUNG . Vấn đề sử dụng nguồn lao động nông thôn ở huyện Hương Khê . Tình hình cung lao động Năm 2008, dân số ở nông thôn huyện Hương Khê là 103452 nghìn người (chiếm gần 93,2% dân số của huyện). Số người trong độ tuổi lao động là 51868 người (chiếm 50,1% dân số), trong đó dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động là 37515 người (chiếm 36,2% dân số nông thôn). Tốc độ tăng trung bình của số người trong độ tuổi lao động thời kỳ 2003-2008 là 1,04% (507,2 người/năm) [3]. Với tỷ lệ gia tăng tự nhiên khoảng 0,75% (2008) và kết cấu dân số trẻ, trong tương lai, số người tham gia lực lượng lao động sẽ tăng nhanh. Sự gia tăng này đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải có chính sách hợp lý để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn