Bài viết Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế trình bày: Con người bao giờ cũng thuộc về một nhóm xã hội nhất định. Khi làm việc nhóm, tranh luận và xung đột là một phần thiết yếu và cần thiết. Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt xung đột thì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm việc nhóm,. . | KĨ NĂNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ HỒ THỊ TRÚC QUỲNH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Con người bao giờ cũng thuộc về một nhóm xã hội nhất định. Khi làm việc nhóm, tranh luận và xung đột là một phần thiết yếu và cần thiết. Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt xung đột thì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm việc nhóm. Muốn thành công khi làm việc nhóm thì sinh viên sư phạm cần thiết phải có kĩ năng quản lý xung đột. Kết quả điều tra cho thấy, sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế (ĐHSP – ĐH Huế) đã nhận thức được vai trò của kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm đối với học tập và hoạt động nghề nghiệp, tuy nhiên, kĩ năng quản lý xung đột của sinh viên chỉ ở mức “trung bình”. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đề tài đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng quản lý xung đột cho sinh viên. Từ khóa: kĩ năng; xung đột; làm việc nhóm; sinh viên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Làm việc nhóm là một “kỹ năng mềm” quan trọng đối với con người trong cuộc sống hiện đại. Kĩ năng làm việc nhóm là khả năng thực hiện thành thạo và có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với ngữ cảnh và điều kiện cụ thể của nhóm làm việc [1], [2], [4]. Quản lý xung đột trong nhóm là một trong những kĩ năng thành phần của kĩ năng làm việc nhóm. Nó được hiểu là khả năng kiểm soát tốt các mâu thuẫn trong nhóm được tạo nên bởi nhiều người có tư tưởng, quan điểm, văn hóa, nguồn gốc xã hội, cách làm việc, nhu cầu, giá trị, mục đích khác nhau [1], [2], [3]. Kĩ năng quản lý xung đột có vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm; nâng cao khả năng phối hợp nhóm thông qua việc thảo luận, thương thảo khi giải quyết mâu thuẫn; hiểu rõ hơn về các mục tiêu của công việc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh những sinh viên có kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm tốt, còn một bộ phận không nhỏ