Nghiên cứu nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) trên gái thể tổng hợp và nhộng tầm

Bài viết Nghiên cứu nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) trên gái thể tổng hợp và nhộng tầm trình bày: Nấm Đông trùng hạ thaot lòa loại nấm dược liệu quý có giá trị kinh tế rất cao nên bị khai thác quá mức dẫn đến khan hiếm ngoài tự nhiên,. . | Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris) TRÊN GIÁ THỂ TỔNG HỢP VÀ NHỘNG TẰM Nguyễn Thị Minh Hằng1, Bùi Văn Thắng2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris là loại nấm dược liệu quý, có giá trị kinh tế rất cao nên bị khai thác quá mức dẫn đến khan hiếm ngoài tự nhiên. Nuôi trồng nấm C. militaris trên giá thể tổng hợp và nhộng tằm trong điều kiện nhân tạo đã được nghiên cứu thành công. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nuôi cấy nấm C. militaris trên môi trường tổng hợp gồm 30g Gạo lứt/bình + 4% bột nhộng khô + 50 ml dịch khoáng (100 ml/l nước dừa + 200 g/l Khoai tây + 1 g/l vitamin B1 + 0,5 g/l + 0,25 g/l KH2PO4) cho số lượng quả thể cao (trung bình 55 quả thể/bình), hệ sợi phát triển nhanh (ăn kín bề mặt môi trường sau 7 ngày nuôi cấy), thời gian hình thành quả thể ngắn (sau 12 ngày nuôi cấy) và quả thể có kích thước lớn. Nhộng tằm nguyên con đặt trên cơ chất (15 g gạo lứt/bình + 25 ml dịch khoáng) và phun dịch giống nấm lên bề mặt, cho hiệu quả nhộng tằm nhiễm nấm cao nhất (90%), hệ sợi phát triển nhanh và hình thành quả thể tốt. Điều kiện nuôi cấy cho hệ sợi nấm phát triển và hình thành quả thể là ở nhiệt độ không khi 22oC, cường độ chiếu sáng 1000Lux, thời gian chiếu sáng 14 giờ/ngày và độ ẩm không khí 85%. Kỹ thuật này có thể áp dụng để sản xuất quả thể nấm C. militaris đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo hiện nay. Keywords: Cordycep militaris, môi trường tổng hợp, nhộng tằm, nuôi trồng, quả thể nấm. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm Đông trùng hạ thảo là các loài nấm ký sinh trên sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành của một số loài côn trùng. Đến nay, đã phát hiện được hơn 400 loài nấm Đông trùng hạ thảo thuộc chi Cordyceps nhưng chỉ có 2 loài được chú trọng nghiên cứu nhiều nhất là Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris do có giá trị dược liệu cao. Ngoài tự nhiên, nấm Đông trùng hạ thảo thường được tìm thấy vào mùa hè, loài nấm C. .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.