Bài viết Giải pháp khoa học kỹ thuật trong việc bảo vệ cải tạo hệ thống cây xanh - Mặt nước thành phố Hà Nội trình bày: Cây xanh - Mặt nước là một trong những nhân tố quan trọng trong kiến trúc cảnh quan đô thị, đồng thời cũng là yếu tố tự nhiên có những tác dụng tích cực trong việc cải thiện điều kiện tiểu khí hậu, bảo vệ môi trường, tạo nơi nghỉ ngơi, giải trí lành mạnh trong đô thị,. . | Lâm học GIẢI PHÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG VIỆC BẢO VỆ, CẢI TẠO HỆ THỐNG CÂY XANH - MẶT NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI Trần Văn Chứ1, Đặng Văn Hà2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Cây xanh - mặt nước là một trong những nhân tố quan trọng trong kiến trúc cảnh quan đô thị, đồng thời cũng là yếu tố tự nhiên có những tác dụng tích cực trong việc cải thiện điều kiện tiểu khí hậu, bảo vệ môi trường, tạo nơi nghỉ ngơi, giải trí lành mạnh trong đô thị, khó có yếu tố nào trong đô thị có thể thay thế được. Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu khoa học về đẩy mạnh phát triển, bảo tồn cây xanh – mặt nước đô thị nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa được tổng hợp thành cơ sở lý luận và chưa đưa đến hiệu quả cho thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả về công tác quản lý, bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh - mặt nước thành phố Hà Nội đã chỉ ra rằng: Hiện vẫn chưa có sự thống nhất cao giữa các thuật ngữ liên quan đến cây xanh – mặt nước đô thị dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý và phát triển; công tác quản lý, quy hoạch hệ thống cây xanh - mặt nước còn hạn chế, chưa đồng bộ và đáp ứng được yêu cầu phát triển của đô thị. Do đó, việc nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ, cải tạo hệ thống cây xanh - mặt nước thành phố Hà Nội là một trong những tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại. Từ khóa: Cây xanh - mặt nước, chọn loài cây trồng, quản lý cây xanh. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan tâm đến môi trường thiên nhiên và hiểu được ý nghĩa sâu sắc, giá trị thiết thực của môi trường sống, từ cuối năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài khởi xướng “Tết trồng cây” trên Báo Nhân dân số 2082. Trong bài viết, Bác đã nêu rõ tác dụng của việc trồng cây là “tốn kém ít mà ích lợi nhiều” và động viên, kêu gọi nhân dân ta tích cực trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Hình ảnh Bác Hồ trồng cây Đa tại Công viên Thống Nhất -