Bài viết Một số đặc điểm Sinh học, sinh thái của nấm Ceratocystis manginecans gây bệnh chết héo keo lá tràm tại Việt Nam trình bày: Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây ra ngày càng phổ biến đối với rừng trồng Keo lá tràm thuần loài. Để có cơ sở đề xuất các biện pháp phòng trì loài nấm gây hại này có hiệu quả cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm ,. . | Lâm học MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA NẤM Ceratocystis manginecans GÂY BỆNH CHẾT HÉO KEO LÁ TRÀM TẠI VIỆT NAM Trần Xuân Hinh1, Nguyễn Văn Nam2, Trần Nhật Tân3 1,2,3 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây ra ngày càng phổ biến đối với rừng trồng Keo lá tràm thuần loài. Để có cơ sở đề xuất các biện pháp phòng trừ loài nấm gây hại này có hiệu quả cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm C. manginecans. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ (6 thang: 10oC, 15oC, 20oC, 25oC, 30oC, 35oC) cho thấy 24 chủng nấm sinh trưởng tốt ở khoảng nhiệt độ từ 20 - 30oC trong đó tại thang nhiệt độ 25oC hệ sợi nấm phát triển tốt nhất (5,00 ± 0,58 mm/ngày), tại hai thang nhiệt độ 10oC và 35oC nấm không phát triển. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm (5 thang: 60%, 70%, 80%, 90%, 100%) cho thấy các chủng nấm sinh trưởng tốt ở khoảng độ ẩm từ 80 - 90%, ở độ ẩm 80% hệ sợi nấm sinh trưởng tốt nhất (5,23 ± 0,50 mm/ngày). Nấm sinh trưởng tốt nhất ở môi trường pH 6,5 và pH 7. Qua gây bệnh nhân tạo trên cành đã xác định được 3 chủng A113, A260, A279 có tính gây bệnh mạnh, 20 chủng có tính gây bệnh trung bình, một chủng có tính gây bệnh yếu. Từ khóa: Bệnh chết héo, Ceratocystis manginecans, Keo lá tràm, sinh học, sinh thái. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, các loài keo đã được trồng nhiều ở Việt Nam với quy mô lớn, diện tích trồng các loài keo tính đến năm 2015 đạt khoảng 1,3 triệu ha (Phạm Quang Thu, 2016). Các loài keo được trồng rừng tập trung tại nhiều tỉnh thành trong cả nước đã tạo ra môi trường thuận lợi cho bệnh chết héo do nấm Ceratocystis gây hại phát triển. Các loài nấm Ceratocystis thường gây bệnh nguy hiểm trên nhiều cây chủ với một số bệnh điển hình như thối rễ, thối gốc, loét thân cành và thối quả trên nhiều loài cây trồng ở vùng nhiệt đới (Kile, 1993). Ceratocystis fimbriata gây bệnh chết héo cây keo tại Nam Phi (Wingfield et al., 1996), bạch đàn ở Công gô (Roux et al., 2000), Cà phê ở Colombia và .