Chọn tuổi cơ sở thích hợp để ước lượng chỉ số lập địa đối với từng trồng Keo lai (Acacia auriculiformis*mangium) ở tỉnh Đồng Nai

Bài viết Chọn tuổi cơ sở thích hợp để ước lượng chỉ số lập địa đối với từng trồng Keo lai (Acacia auriculiformis*mangium) ở tỉnh Đồng Nai trình bày: Giới thiệu kết quả nghiên cứu về phân chia cấp chỉ số lập địa đối với rừng trồng Keo lai ở tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu nghiên cứu là xác định tuổi cơ sở thích hợp để phân chia chỉ số lập địa đối với rừng trồng Keo lai,. . | Lâm học CHỌN TUỔI CƠ SỞ THÍCH HỢP ĐỂ ƯỚC LƯỢNG CHỈ SỐ LẬP ĐỊA ĐỐI VỚI RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia auriculiformis*mangium) Ở TỈNH ĐỒNG NAI Trần Thị Ngoan1, Lê Bá Toàn2 1 2 Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp TP. HCM TÓM TẮT Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về phân chia cấp chỉ số lập địa đối với rừng trồng Keo lai ở tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu nghiên cứu là xác định tuổi cơ sở thích hợp để phân chia chỉ số lập địa đối với rừng trồng Keo lai. Nghiên cứu được tiến hành với rừng trồng Keo lai từ 1 - 10 tuổi trên các lập địa khác nhau tại tỉnh Đồng Nai. Cấp chỉ số lập địa (SI) đối với rừng trồng Keo lai được phân chia theo chiều cao cây ưu thế. Số liệu thu thập bao gồm 111 cây mẫu trong những ô mẫu điển hình với kích thước 0,1 ha; trong đó 108 cây được sử dụng để xây dựng các hàm SI, còn 3 cây để kiểm tra khả năng ứng dụng của các hàm SI. Chiều cao của những cây ưu thế được xác định bằng phương pháp giải tích thân cây. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi cơ sở thích hợp để phân chia chỉ số lập địa đối với rừng trồng Keo lai là 8 năm. Chỉ số lập địa của rừng trồng Keo lai được phân chia thành 3 cấp từ I – III; trong đó chỉ số lập địa I, II và III tương ứng với chiều cao của cây là 24, 20 và 16 m. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, chủ rừng cần tập trung trồng rừng Keo lai trên cấp chỉ số lập địa I và II. Từ khóa: Cây ưu thế, chỉ số lập địa, đường cong chỉ số lập địa, rừng trồng Keo lai, tuổi cơ sở. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chỉ số lập địa là chiều cao trung bình của những cây ưu thế và đồng ưu thế của một loài cây gỗ nhất định ở tuổi cơ sở (Monserud, 1984). Sở dĩ lâm học sử dụng chiều cao trung bình của những cây ưu thế và đồng ưu thế để biểu thị cho chỉ số lập địa là vì nó chỉ phụ thuộc vào chất lượng lập địa, mà không phụ thuộc vào mật độ quần thụ. Tuy vậy, chiều cao trung bình của những cây ưu thế và đồng ưu thế cũng có thể nhận giá trị thấp ở những quần thụ có mật độ rất cao hoặc rất thấp. Chỉ số lập địa được sử dụng để đánh giá năng suất .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    100    1    26-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.