Bài viết Đặc điểm tập tính và phân bó theo cây ký chủ của sâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) tại khi vực Tây Bắc Việt Nam trình bày: Đặc điểm tập tính của sây Tre tại Tây Bắc cho thấy, sau khi nở từ trứng, sâu non cùng nhau đục lỗ xâm nhập vào trong thân măng,. . | Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường ĐẶC ĐIỂM TẬP TÍNH VÀ PHÂN BỐ THEO CÂY KÝ CHỦ CỦA SÂU TRE (Omphisa fuscidentalis Hampson) TẠI KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM Hoàng Thị Hồng Nghiệp1, Nguyễn Thế Nhã2 1 2 Trường Cao đẳng Sơn La Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Đặc điểm tập tính của sâu Tre (Omphisa fuscidentalis) tại Tây Bắc cho thấy, sau khi nở từ trứng, sâu non cùng nhau đục lỗ xâm nhập vào trong thân măng. Sau đó, chúng quay lại gặm mở rộng lỗ đục ban đầu để sau này trưởng thành thoát ra ngoài. Lỗ đục ban đầu được phát hiện từ lóng thứ 2 đến lóng thứ 14 tính từ gốc lên ngọn của cây tre, nhưng thường ở lóng thứ 5 đến lóng thứ 10. Sâu Tre tiếp tục di chuyển lên các lóng phía trên và ăn bột giấy phía trong. Chúng di chuyển qua 12 đến 22 lóng tre/cây. Cuối tuổi 5 chúng sẽ di chuyển xuống lóng phía dưới, gần lóng nơi có lỗ đục ban đầu để bước vào giai đoạn đình dục và qua đông đến tháng 5 năm sau. Khi di chuyển xuống, qua mỗi đốt tre, chúng bịt kín lối đi bằng lớp màng. Ở giai đoạn này, Sâu tre hầu như không ăn. Sau đó chúng quay ngược đầu trở xuống để hóa nhộng. Nhộng dạng nhộng màng. Trưởng thành vũ hóa trong thân cây tre sau đó chui qua lỗ vũ hóa ra ngoài. Sau khi vũ hóa một vài giờ, trưởng thành tiến hành tìm cặp để giao phối vào ban đêm. Sau đó con cái đẻ trứng lên bẹ của măng mới mọc. Tại khu vực Tây Bắc đã phát hiện sâu Tre ở các loài Mạy sang, tre Đá và Bương phấn. Cây ký chủ ưa thích nhất là Mạy sang, nên sâu tre ăn nhiều nhất, có tỷ lệ khóm có sâu chiếm 61%, tỷ lệ cây có sâu chiếm 2,4%. Số lượng sâu non ở các loài tre dao động trong khoảng 108 - 116 con/cây, không có sự phân biệt rõ về số lượng sâu giữa các loài tre. Từ khóa: Cây chủ, đình dục, phân bố, Sâu tre, tập tính. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên côn trùng rừng đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển về văn hóa, kinh tế của hơn 20 cộng đồng các dân tộc khu vực Tây Bắc. Người dân nơi đây đã sử dụng nhiều loài côn trùng làm thực phẩm như sâu Tre (Omphisa fuscidentalis), sâu Chít (Brihaspa .