Bài viết Phân tích sự cạnh tranh giữa Chò Chai (Hopea recopei) với những loài cây gỗ khác trong rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai trình bày: Mối quan hệ cạnh tranh giữa các cây rừng là một trong những nhân tố chủ đạo ảnh hưởng cấu trúc và quá trình diễn thế của quần xã thực vật. Chò chai là loài cây ưu thế thuộc trạng thái rừng chưa ổn định tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai,. . | Lâm học PHÂN TÍCH SỰ CẠNH TRANH GIỮA CHÒ CHAI (Hopea recopei) VỚI NHỮNG LOÀI CÂY GỖ KHÁC TRONG RỪNG KÍN THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI Nguyễn Thanh Tuấn1, Bùi Thị Thu Trang2 1,2 Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Mối quan hệ cạnh tranh giữa các cây rừng là một trong những nhân tố chủ đạo ảnh hưởng tới cấu trúc và quá trình diễn thế của quần xã thực vật. Chò chai (Hope recopei) là loài cây ưu thế thuộc trạng thái rừng chưa ổn định tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Nghiên cứu quy luật và cơ chế cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo tồn và phát triển loài cây này. Bài báo sử dụng chỉ số cạnh tranh Hegyi để phân tích định lượng mối quan hệ cạnh tranh cùng và khác loài của Chò chai tại khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy, cường độ cạnh tranh (CI) của Chò chai có xu hướng giảm dần theo sự tăng lên của đường kính thân cây (D), trong đó cây có đường kính nhỏ (D 5 (cm), đồng thời xác định tọa độ tương đối của từng cây bằng thước dây và la bàn. . Phạm vi ảnh hưởng cạnh tranh đối với cây mục tiêu Để xác định mức độ cạnh tranh của các cây láng giềng tới cây mục tiêu, đầu tiên chúng ta cần phải xác định số lượng cây láng giềng có quan hệ cạnh tranh đối với cây mục tiêu. Chỉ khi nào xác định được chính xác phạm vi ảnh hưởng của các cây láng giềng đối với cây mục tiêu, thì mới đảm bảo được độ chính xác của kết quả nghiên cứu (Xu Jian et al., 2014). Cây mục tiêu chịu sự cạnh tranh của các cây láng giềng ở một giới hạn phạm vi nhất định, khi khoảng cách từ cây mục tiêu tới cây láng giềng càng xa, sự ảnh hưởng cạnh tranh của cây láng giềng tới cây mục tiêu có xu hướng nhỏ dần và cuối cùng tiêu biến (Wang Z., et al. 2000). Dựa trên quy luật trên, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tăng dần phạm vi bán kính vùng cạnh tranh, để xác định phạm vi khoảng cách tối đa mà cây láng giềng có thể ảnh hưởng tới cây mục tiêu. Cụ thể, bài báo tiến hành phân tích quy luật biến đổi chỉ số cạnh tranh của các cây láng giềng .