Bài viết Một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng tự nhiên trạng thái IIIa tại huyện An Lão tỉnh Bình Định trình bày: Ba trạng thái rừng trong nghiên cứu này thuộc đối tượng rừng nghèo, rừng trung bình và rừng giàu. Trong số 43 đến 56 loài cây ở các ô đo đếm, chỉ có từ 5 đến 8 loài có mặt trong công thức tổ thành, . | Lâm học MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ ĐA DẠNG LOÀI TẦNG CÂY CAO CỦA RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA TẠI HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH Phạm Quý Vân1, Cao Thị Thu Hiền2 1 2 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Ba trạng thái rừng trong nghiên cứu này thuộc đối tượng rừng nghèo, rừng trung bình và rừng giàu. Trong số 43 đến 56 loài cây ở các ô đo đếm, chỉ có từ 5 đến 8 loài có mặt trong công thức tổ thành. Phân bố số cây theo cỡ đường kính là phân bố có dạng giảm dần và tuân theo phân bố Weibull với số cây chủ yếu tập trung ở cỡ đường kính 12 cm và 16 cm. Phân bố số cây theo cỡ chiều cao là phân bố một đỉnh lệch trái cũng tuân theo phân bố Weibull với chiều cao của cây rừng chủ yếu tập trung từ 13 đến 15 m. Phương trình bậc 2 được chọn để mô tả quan hệ HVN - với hệ số xác định R2 dao động từ 0,495 đến 0,726. Về đa dạng loài cây, trạng thái rừng IIIA2 đa dạng loài cây hơn hai trạng thái IIIA1 và IIIA3. Trạng thái IIIA1 là trạng thái rừng nghèo nên làm giàu rừng là giải pháp thiết thực đối với trạng thái này nhằm đáp ứng được khả năng phòng hộ đồng thời tăng tính đa dạng sinh học. Với 2 trạng thái IIIA2 và IIIA3 thì cần phát luỗng dây leo, giảm bớt cây bụi cạnh tranh và chèn ép cây gỗ để xúc tiến nhanh quá trình phát triển và ổn định rừng. Khu vực nghiên cứu có 16 loài cây ở tầng cây cao có mặt trong danh lục của IUCN và sách đỏ Việt Nam, vì vậy cần tăng cường thêm lực lượng làm công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ khóa: Cấu trúc và đa dạng loài, hồ sơ đa dạng, kiểu phân đôi, kiểu xếp hạng, rừng tự nhiên trạng thái IIIA, tầng cây cao. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện An Lão là một trong những huyện vùng núi của tỉnh Bình Định. Hiện trạng tài nguyên rừng của huyện An Lão thuộc diện phong phú nhất trong tỉnh này, đặc biệt rừng cây gỗ thường xanh rất ít bị tác động, tập trung liền khoảnh ở những dãy núi có các đỉnh cao trên 900 m tới m, ở các thung lũng đầu nguồn sông suối với chia cắt địa hình sâu. Hệ sinh thái rừng ở huyện An Lão là kiểu rừng .