Bài viết Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây, vị trí trên thân cây đến tính chất cơ học của Luồng trình bày: Tính chất của Luồng có quan hệ mật thiết đến độ tuổi sinh trưởng vị trí trên thân cây. Nghiên cứu này đã tiến hành xã định được sự biến động tính chất cơ học của Luồng theo tuổi cây và vị trí trên cây,. . | Công nghiệp rừng NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI CÂY, VỊ TRÍ TRÊN THÂN CÂY ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA LUỒNG (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li) Nguyễn Việt Hưng1, Phạm Văn Chương2 1 2 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Tính chất của Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li) có quan hệ mật thiết đến độ tuổi sinh trưởng, vị trí trên thân cây. Nghiên cứu này đã tiến hành xác định được sự biến động tính chất cơ học của Luồng theo tuổi cây và vị trí trên cây: độ bền nén dọc thớ, độ bền uốn tĩnh, mô đun đàn hồi uốn tĩnh, độ bền trượt dọc thớ. Kết quả cho thấy, ở các cấp tuổi các tính chất cơ học tăng lên theo chiều từ gốc đến ngọn. Tính chất cơ học tại vị trí của cây có sự biến động theo quy luật khác nhau: Tại vị trí gốc, độ bền nén dọc thớ ở tuổi 3 có giá trị cao nhất 46,55 MPa, vị trí thân tuổi 4 có giá trị cao nhất 52,49 MPa, vị trí ngọn tuổi 4 cao nhất 59,70 MPa; Độ bền uốn tĩnh, tại vị trí gốc tuổi 3 có giá trị lớn nhất 98,60 MPa, vị trí thân và ngọn tuổi 4 cao nhất 115,87 Mpa và, 129,30 MPa; Mô đun đàn hồi uốn tĩnh, tại vị trí gốc tuổi 3 có giá trị cao nhất 8335,4 MPa, vị trí thân tuổi 5 có giá trị cao nhất 11056,9 MPa, vị trí ngọn tuổi 4 cao nhất 12720,5 MPa; độ bền trượt dọc thớ, tại vị trí gốc tuổi 4 có giá trị cao nhất 6,41 MPa, vị trí thân và ngọn tuổi 3 cao nhất 7,11 Mpa và 7,07 MPa. Từ khoá: Luồng, tính chất cơ học, tuổi cây, vị trí trên cây. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về tre, các nghiên cứu đó về các tính chất và khả năng ứng dụng tre trong các lĩnh vực như sản xuất ván sàn, ván sợi (MDF), sản phẩm Composite Tuy nhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng tuổi cây, vị trí trên cây đến tính chất của tre nói chung và về tính chất cơ học nói riêng cũng không nhiều. Xiaobo Li (2004), đã nghiên cứu sự biến đổi về tính chất cơ học của tre (Phyllostachys pubescens) thay đổi theo tuổi (1, 3, 5) và chiều cao cũng như lớp ngang. Các tính chất như độ bền uốn tĩnh (MOR), mô đun đàn hồi