Đặc điểm thủy văn của một số trạng thái rừng trồng tại khu vực núi Luốt - Xuân Mai - Hà Nội

Bài viết Đặc điểm thủy văn của một số trạng thái rừng trồng tại khu vực núi Luốt - Xuân Mai - Hà Nội trình bày: Đánh giá đặc điểm thủy văn của một số trạng thái rừng trồng, lựa chọn 2 loại rừng gồm trồng thuần loài Thông mã vĩ và rừng hỗn giao lá rộng cây bản địa tại núi Luốt, Xuân Mai, Hà Nội để quan trắc các thành phần thủy văn rừng như dòng chảy men thân bằng vòng quấn quanh thân,. . | Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TRỒNG TẠI KHU VỰC NÚI LUỐT - XUÂN MAI - HÀ NỘI Trần Thị Nhài1, Bùi Xuân Dũng2 1,2 Trường Đại học Lâm Nghiệp TÓM TẮT Để đánh giá đặc điểm thủy văn của một số trạng thái rừng trồng, chúng tôi đã lựa chọn 02 loại rừng gồm trồng thuần loài Thông mã vĩ và rừng hỗn giao lá rộng cây bản địa tại Núi Luốt, Xuân Mai, Hà Nội để quan trắc các thành phần thủy văn rừng như dòng chảy men thân bằng vòng quấn quanh thân, dòng chảy qua tán bằng ống đo mưa và lượng nước giữ lại trên tán dựa vào phương trình cân bằng nước. Thời gian quan trắc các chỉ tiêu nêu trên kéo dài trong 4 tháng từ tháng 3 tới tháng 6 năm 2017 với số trận mưa đo được là 30 trận. Số liệu quan trắc được phân tích dựa vào phần mềm mã nguồn mở R-studio để tìm ra quy luật các thành phần thủy văn của 2 loại rừng trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1- Lượng nước chảy men thân (Sf), lượng nước chảy qua tán (Tf) của rừng trồng Thông thuần loài lớn hơn lần lượt là 1,1 và 1,6 lần so với rừng trồng hỗn giao cây bản địa lá rộng, trong khi lượng nước giữ lại trên tán (Ic) của rừng hỗn giao lớn hơn 1,6 lần so với rừng trồng thuần loài Thông; 2- Dòng chảy men thân, dòng chảy qua tán và lượng nước giữ lại trên tán của cả 2 loại hình rừng trồng thuần loài và hỗn giao đều có quan hệ rất chặt với lượng mưa theo dạng hồi quy tuyến tính đồng biến (hệ số quan hệ r = 0,85 - 1,0); 3- Phương trình cân bằng nước của rừng trồng thuần loài Thông là: P = 0,07Sf + 0,77Tf + 0,16Ic, trong khi của rừng hỗn giao là P = 0,04Sf + 0,67Tf + 0,29Ic. Lượng nước giữ lại trên tán của rừng trồng thuần loài Thông nằm trong vùng kết quả mà các nghiên cứu trước đó đã công bố, trong khi rừng hỗn giao có giá trị lớn hơn. Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định rõ hơn cho thấy vai trò bảo vệ đất và điều tiết nước của rừng trồng hỗn giao thông qua khả năng giữ lại nước trên tán lớn hơn so với rừng trồng thuần loài. Từ khóa: Dòng chảy men thân, dòng chảy qua tán, lượng nước giữ lại

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.