Đề xuất sử đổi một số quy định về sở hữu rừng trong dự thảo Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi)

Bài viết Đề xuất sử đổi một số quy định về sở hữu rừng trong dự thảo luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) trình bày: Quyền sở hữu là một trong những khái niệm cơ bản, cốt lõi của các chế định về tài sản. Tùy theo mỗi quốc gia mà pháp luật cho phép chủ sở hữu được thực hiện các hành vi nhất định đối với tài sản theo ý chí của mình,. . | Kinh tế & Chính sách ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ SỞ HỮU RỪNG TRONG DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG (SỬA ĐỔI)1 Nguyễn Thị Tiến1, Võ Mai Anh2, Nguyễn Thị Ngọc Bích3, Vũ Ngọc Chuẩn4, Nguyễn Thu Trang5 1,2,3,4,5 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Quyền sở hữu là một trong những khái niệm cơ bản, cốt lõi của các chế định về tài sản. Tùy theo mỗi quốc gia mà pháp luật cho phép chủ sở hữu được thực hiện các hành vi nhất định đối với tài sản theo ý chí của mình. Dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã có những sửa đổi nhất định liên quan đến quy định về sở hữu rừng. Tuy nhiên, về quyền sở hữu rừng trong Dự thảo vẫn còn có những điểm bất cập, chưa thực sự phù hợp với chế định về quyền sở hữu trong Hiến pháp cũng như trong các văn bản luật có liên quan. Bên cạnh đó, việc chỉ rõ những điểm tồn tại và tích cực của quy định về quyền sở hữu trong dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi là phân tích cơ sở khoa học của sở hữu rừng đáp ứng cho việc ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) thay thế Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Vì vậy, việc nghiên cứu chỉ ra những điểm bất cập trong các quy định về chủ rừng và sở hữu rừng trong Dự thảo Luật bảo vệ và phát triển rừng là có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ khóa: Bảo vệ và phát triển rừng, quyền sở hữu, quyền sở hữu rừng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) 2004 ra đời, cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác lâm nghiệp đã làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, làm thức dậy một tiềm năng to lớn từ việc sản xuất, kinh doanh nghề rừng. Do vậy, trong những năm qua cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế thì tỷ trọng đóng góp của nghề rừng vào GDP đã tăng đáng kể, cơ sở hạ tầng được đầu tư nhiều hơn, đời sống của nhân dân miền núi đã được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các quy định về quyền sở hữu rừng trong Luật BV&PTR .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.