Bài viết Nghiên cứu cơ chế vỡ của đất đắp đập khi nước tràn đỉnh trình bày nội dung thí nghiệm xác định cơ chế vỡ của đập được đắp bằng các loại đất có lực dính thay đổi khi bị nước tràn đỉnh, tính toán tốc độ xói của mỗi loại đất và khẳng định sự phù hợp của kết quả thí nghiệm với các nghiên cứu lý luận trước đây,. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VỠ CỦA ĐẤT ĐẮP ĐẬP KHI NƯỚC TRÀN ĐỈNH Phạm Thị Hương1, Nguyễn Cảnh Thái1 Tóm tắt: Cơ chế vỡ của đập đất khi nước tràn đỉnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó hai nhân tố quan trọng chủ yếu là tính chất của đất đắp và cột nước tràn. Bài báo trình bày nội dung thí nghiệm xác định cơ chế vỡ của đập được đắp bằng các loại đất có lực dính thay đổi khi bị nước tràn đỉnh, tính toán tốc độ xói của mỗi loại đất và khẳng định sự phù hợp của kết quả thí nghiệm với các nghiên cứu lý luận trước đây. Từ khoá: Tốc độ xói, nước tràn đỉnh đập, cơ chế vỡ đập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi. 2015), Việt Nam hiện có hồ chứa thủy lợi – thủy điện. Trong số đó thì số lượng hồ chứa thủy điện là 238 hồ (chiếm 3,5%), số lượng hồ chứa thủy lợi là hồ (chiếm 96,5%, kể cả hồ chứa thủy lợi có công trình thủy điện), hơn 90% số đập tạo hồ thủy lợi ở nước ta hiện nay là đập đất. Bên cạnh các lợi ích tích cực, hồ chứa luôn tiềm ẩn nguy cơ và sự cố gây thiệt hại về nguời và của. Sự cố, hư hỏng có thể diễn ra ở tổng thể cụm đầu mối, có thể ở một công trình hoặc một bộ phận công trình, hoặc do hư hỏng, sự cố công trình vùng lân cận. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự cố mất an toàn đập đất là nước tràn đỉnh đập, thấm, trượt mái, chất lượng thi công,. Một nguyên nhân quan trọng gây nên mất an toàn đập đất (chiếm đến 35%) cần phải kể đến đó là nước tràn qua đỉnh đập do lũ vượt tần suất thiết kế, chọn mô hình lũ không đúng, tính toán sai khả năng tháo của tràn, cửa van bị kẹt, cửa vào tràn bị lấp. Phần lớn các đập ở nước ta được thiết kế, thi công trong khoảng 30 đến 40 năm trước đây nên yêu cầu 1 Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy lợi. 38 về thiết kế thấp (lũ nhỏ). Ngày nay, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (biến đổi khí hậu, thay đổi thảm phủ.) làm cho thời tiết cực đoan, mưa lớn, lũ lớn dẫn đến dễ gây ra nước tràn đỉnh đập. Hầu hết các đập nhỏ không đáp ứng được tiêu chuẩn lũ hiện nay, khả năng .