Mục tiêu của đề tài trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay thì việc trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết và đó không phải là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi mà là nhiệm vụ mỗi gia đình và của toàn xã hội. Từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh về việc phát triển năng lực xã hội cho trẻ. Có những biện pháp nghiên cứu cụ thể, hiệu quả để nắm được thực trạng tâm thế, trí tuệ, kỹ năng học tập của trẻ mẫu giáo lớn. Từ đó có những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng. | Có bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi : Tại sao trẻ em ngày xưa ở độ tuổi đó đã có thể giúp đỡ cha mẹ việc nhà, trông em, học hành chăm chỉ? Hoặc tại sao trẻ em ở nông thôn vất vả hơn nhưng trái lại học hành rất tốt, và thường đỗ đạt? Vậy tại sao trẻ em tại các thành phố, các gia đình có điều kiện lại dễ bị hư hỏng hơn. Các em có quá nhiều điều kiện vật chất tốt, thì lại dễ dàng hư hỏng, đua đòi theo bạn bè, thậm trí bỏ nhà đi bụi Tất cả những điều đó đều xuất phát từ việc cha mẹ không nắm bắt được tâm lý trẻ, và không trang bị cho trẻ những kỹ năng xã hội cần thiết theo độ tuổi. Xã hội tác động vào các em hàng giờ, hàng ngày, trong khi giáo dục của cha mẹ lại chỉ mang tính chất lý thuyết, thậm chí có nhiều cha mẹ nghe nói có trung tâm dạy kỹ năng sống hè là đăng kí cho con theo học mà không hiểu rằng : kỹ năng sống cần trang bị thường xuyên chứ không phải một hai ngày. Thử hỏi, sau một vài ngày hè học kỹ năng theo kiểu tập trung, xô bồ, các con của bạn đọng lại điều gì? Khi tiếp xúc với bạn bè, với những thói hư tật xấu liệu các em có đủ bản lĩnh để đối phó, bước qua?