Mục tiêu nhằm giúp trẻ 5- 6 tuổi lớp Lá 2 vùng dân tộc thiểu số học tốt môn giáo dục âm nhạc. Trẻ tích cực và hứng thú khi được tham gia các hoạt động âm nhạc như hát, múa, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc hay khi tham gia văn nghệ vào các ngày hội, ngày lễ được tổ chức tại trường như ngày hội “Bé đến trường”, “Vui hội trăng rằm”, “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam”, | Đối với trẻ vùng dân tộc thiểu số cô giáo cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thông qua hoạt động có chủ đích, tức là trực tiếp dạy cho trẻ hát, múa, vận động, chơi các trò chơi âm nhạc. Và để nâng cao khả năng âm nhạc cho trẻ thì quá trình tổ chức hoạt động có chủ đích cần có sự linh hoạt để trẻ hứng thú tham gia, từ đó hiệu quả trẻ tiếp thu được sẽ tốt hơn. Trong mỗi giờ học ta chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động như trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc, rõ lời bài hát và đúng nhịp. Tuy nhiên phương pháp tổ chức cho trẻ ta không cứng nhắc là giáo viên hát trước và trẻ hát theo, mà phải tùy vào khả năng của trẻ. Ví dụ: Trẻ hoàn toàn chưa biết bài hát này thì giáo viên sẽ hát mẫu rồi tập cho trẻ hát từng câu rõ lời và đúng giai điệu, còn như có một số trẻ đã biết thì giáo viên nên đồng thời khuyến khích trẻ hát cùng và cần chú ý trong khi trẻ hát đoạn nào chưa đúng lời hoặc đúng giai điệu thì giáo viên sẽ sửa cho trẻ ở đoạn đó bằng cách giáo viên hát trước trẻ hát sau. Khi trẻ đã nhớ lời rồi thì giáo viên cần thay đổi nên sử dụng đàn nếu biết đàn để trẻ cùng hát với cô theo đàn, bằng không có thể tải nhạc beat hoặc nhờ người biết đánh đàn thu lại rồi mình mở cho trẻ hát cùng cô theo nhạc. Với trẻ khi có thêm âm thanh vui nhộn trẻ sẽ hứng thú hơn, không nên để trẻ trong một tư thế lâu là ngồi hát, đứng hát. Mặt khác giáo viên cần tổ chức thi đua, có khen thưởng để kích thích trẻ hứng thú hơn.