SKKN: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số

Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu một số biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh, nhằm rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Trang bị công cụ cơ bản để học sinh có đủ điều kiện tối thiểu và từng bước nâng cao khả năng chiếm lĩnh tri thức và văn hoá trong chương trình học tập, trong đời sống. | Giáo viên nắm vững được đối tượng học sinh của mình. Bám sát: Chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn 5842. Phân hoá đối tượng học sinh để rèn . Chia học sinh ra ba đối tượng đọc: học sinh đọc còn chậm, học sinh đọc đúng, học sinh năng khiếu theo khảo sát đầu năm học 2015 – 2016. Nắm vững đặc thù môn học, kiến thức ngữ âm tiếng Việt, cách miêu tả và làm mẫu của giáo viên khi đọc: u là nguyên âm hàng sau, tròn môi độ há hẹp, há rộng. Như thế nào là bật hơi như thế nào là không bật hơi, xát. Ví dụ: t là phụ âm tắc không bật hơi, vô thanh là phụ âm đầu lưỡi – răng Những thanh điệu nào là âm vực cao, những thanh điệu nào là thấp, gãy không gãy: ngã là âm vực cao, gãy Giúp học sinh nắm vững cấu tạo âm tiết: đâu là âm đầu đâu là âm đệm, đâu là âm chính, các nguyên âm đôi. Chỉ ra cho các em thấy được sự sai lệch của hệ thống âm địa phương so với âm chuẩn sẽ giúp các em khắc phục được những lỗi phát âm địa phương của mình. Giúp học sinh tập trung chú ý nghe khi giáo viên phát âm mẫu, có thói quen tự học, tự rèn thường xuyên mọi lúc mọi nơi.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.