Việt Nam là một nước có được một sự ưu đãi đặc biệt từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Những năm vừa qua, Việt Nam đã và đang từng bước cải thiện vị trí của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn sắp tới, là giai đoạn nước rút để Việt Nam hoàn thành kế hoạch, đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp, Việt Nam cần một lượng vốn lớn dành cho phát triển, vừa để phục hồi kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, vừa để dành cho những mục. | Thực tiễn thế giới cho thấy chế độ tỷ giá cố định cứng nhắc, kéo dài theo hướng định giá quá cao đồng bản tệ là không phù hợp, không có lợi cho quốc gia chủ nhà trong bối cảnh có sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (mặc dầu điều này không hoàn toàn đúng đối với dòng FDI). Do dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là rất linh hoạt, mang tính động cao, chủ yếu là có tính ngắn hạn, nên sự chuyển hoá sở hữu dòng vốn này giữa các nhà đầu tư diễn ra liên tục, rất nhanh và có thể đồng thời trên quy mô lớn, kéo theo nhu cầu chuyển đổi giữa nội tệ - ngoại tệ diễn ra với cường độ và quy mô tương tự, khiến làm tăng sức ép lên hệ thống tỷ giá ngoại tệ, nhất là trong điều kiện đồng nội tệ ngày càng có tính chuyển đổi cao. Kết quả là nếu thiếu tính linh hoạt thị trường trong chính sách tỷ giá đồng bản tệ, và nếu nguồn cung ngoại tệ mỏng do quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia có hạn, thì sức ép cầu ngoại tệ, được cộng hưởng với các thủ đoạn và năng lực khó lượng của giới đầu tư quốc tế, sẽ dễ gây ra các trạn “sóng thần” bất ngờ làm đổ vỡ hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia, như điều đã từng xảy ra ở Thái Lan và châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ những năm cuối thập kỷ trước.