Suy nghĩ về mô hình quản lý công mới và khả năng áp dụng trong quản lý khoa học và công nghệ ở Việt Nam

Bài viết này nghiên cứu về mô hình NPM, thực trạng áp dụng NPM ở các nước đang phát triển, một số đặc điểm của hệ thống quản lý KH&CN của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó tác giả nêu lên những gợi suy về khả năng áp dụng một số nội dung của NPM vào QLNN về KH&CN ở nước ta trong giai đoạn tới. | JSTPM Tập 6, Số 1, 2017 1 SUY NGHĨ VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TRONG QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM Lương Văn Thắng1 Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu KH&CN Tóm tắt: Quản lý công mới (NPM) là một mô hình được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng để cải cách hệ thống quản lý nhà nước, mà mục đích chính là tăng cường hiệu quả của bộ máy công quyền phục vụ người dân tốt hơn. Kết quả thực hiện ở các nước phát triển được đánh giá là thành công. Nhiều nước đang phát triển cũng áp dụng một số nội dung chính mô hình này trong quá trình cải cách của mình với mức độ thành công khác nhau, thậm chí có cả thất bại. Ở Việt Nam, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (KH&CN) được đặt thành nhiệm vụ chính thức kể từ ngày 28/9/2004 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN (sau đây gọi là Quyết định 171). Trong suốt 10 năm qua, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước (QLNN) về KH&CN đã được triển khai mạnh mẽ và có kết quả trên nhiều nội dung như về tài chính công, đánh giá kết quả các đề tài/dự án KH&CN, phân cấp và phân quyền trong quản lý KH&CN. Tuy nhiên, yêu cầu của phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020 đang tạo sức ép đối với việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN nhằm góp phần tăng cường tiềm lực KH&CN, xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (NIS), phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ nghiên cứu về mô hình NPM, thực trạng áp dụng NPM ở các nước đang phát triển, một số đặc điểm của hệ thống quản lý KH&CN của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó tác giả nêu lên những gợi suy về khả năng áp dụng một số nội dung của NPM vào QLNN về KH&CN ở nước ta trong giai đoạn tới. Từ khóa: Quản lý công mới; Quản lý nhà nước; KH&CN; Quản lý nhà nước về KH&CN. Mã số: 17030602 1. Quản lý công mới với các nước đang phát triển Cuối thập kỷ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
125    155    1    28-04-2024
26    71    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.