Mô hình chuỗi giá trị dành cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phù hợp với điều kiện Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết này nhằm đưa ra một phương thức vận hành mới dựa trên mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter đã được cải tiến cho phù hợp với phương thức hoạt động của tổ chức KH&CN công lập Việt Nam. | Mô hình chuỗi giá trị dành cho tổ chức KH&CN công lập 72 MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ DÀNH CHO TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM TS. Bùi Tiến Dũng1 Trường Quản lý khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đưa ra một phương thức vận hành mới dựa trên mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter đã được cải tiến cho phù hợp với phương thức hoạt động của tổ chức KH&CN công lập Việt Nam. Phương thức vận hành mới chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong các đơn vị vừa nghiên cứu vừa sản xuất kinh doanh và cho thấy cách thức tạo ra giá trị sản phẩm. Ngoài ra, mô hình có thể làm cơ sở để nhà quản trị đánh giá, xem xét đưa ra các quyết định về thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện một số hoạt động trong chuỗi giá trị. Từ khóa: Chuỗi giá trị; Tổ chức KH&CN công lập. Mã số: 16120801 1. Giới thiệu Bản chất của các tổ chức KH&CN công lập là do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Pháp luật Việt Nam quy định, tổ chức KH&CN công lập là tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN, được tổ chức dưới các hình thức: viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và cơ sở nghiên cứu và phát triển khác thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các trường đại học, học viện, trường cao đẳng và các tổng công ty nhà nước. Về mặt hình thức, tổ chức KH&CN công lập hiện nay vận hành dưới sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước, Thông tư số 10/2005/TTBKHCN ngày 24/8/2005 hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN. Đây là văn bản pháp quy về đăng ký và hoạt động của các tổ chức KH&CN, không phân biệt thành phần kinh tế (Nhà nước, tập thể và tư nhân). Một số điểm mới cơ bản nhất của Thông tư: Một là, ngoài việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và dịch vụ KH&CN, các tổ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.