Giải pháp chính sách công nghệ phần mềm tương thích để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhằm thống nhất quản lý đất đai tại Việt Nam

Bài viết này nghiên cứu chính sách hiện hành về công nghệ phần mềm cơ sở dữ liệu địa chính và phân tích những điểm bất cập xuất phát từ nguyên nhân các phần mềm này chưa tương thích với nhau. tài liệu. | JSTPM Tập 5, Số 3, 2016 69 GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM TƯƠNG THÍCH ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH NHẰM THỐNG NHẤT QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM ThS. Đoàn Văn Khoa1 Hội Trắc địa bản đồ Viễn thám, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam Tóm tắt: Luật Đất đai năm 2013 đã có hiệu lực, Luật quy định những đổi mới, cụ thể hóa và bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều tra, đánh giá về tài nguyên đất, nhằm khắc phục bất cập mà Luật Đất đai năm 2003 chưa đưa ra quy định cụ thể. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phê duyệt Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, Dự án này sẽ được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam đang sử dụng nhiều phần mềm để quản lý đất đai nhưng giữa các phần mềm này chưa có sự tương thích, do vậy, hiệu quả quản lý đất đai còn nhiều hạn chế. Bài viết nghiên cứu chính sách hiện hành về công nghệ phần mềm cơ sở dữ liệu địa chính và phân tích những điểm bất cập xuất phát từ nguyên nhân các phần mềm này chưa tương thích với nhau. Để giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, bài viết đề xuất giải pháp chính sách công nghệ phần mềm tương thích để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhằm thống nhất quản lý đất đai tại Việt Nam. Từ khóa: Chính sách công nghệ; Công nghệ phần mềm tương thích; Cơ sở dữ liệu địa chính; Quản lý đất đai. Mã số: 16082001 1. Mở đầu Chính sách công nghệ trong hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính có vai trò quan trọng trong quản lý cơ sở dữ liệu địa chính. Nhưng trên thực tế, chính sách này đang thể hiện nhiều bất cập cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn, ví dụ, Việt Nam đang đưa vào sử dụng nhiều phần mềm để quản lý đất đai, do vậy, sản phẩm khi sử dụng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Thực trạng trên đã gây khó khăn trong quản lý và lãng phí về các nguồn lực như nhân lực, tài lực, công nghệ Do đó, cần nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm tiến đến xây dựng chính sách công nghệ tương 1 Liên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.