Để xem xét khả năng đáp ứng vai trò của nghiên cứu cơ bản trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới để hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức cho mỗi quốc gia, bài viết này phân tích vai trò của các trường đại học trong thúc đẩy nghiên cứu cơ bản tại Việt Nam. tài liệu. | Thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới trong các trường đại học ở Việt Nam 26 THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU VÀ ĐỔI MỚI TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NCS. Nguyễn Thị Phương Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt: Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, sự bùng nổ các lĩnh vực liên ngành cũng như sự đa dạng vốn có của giáo dục đại học càng cho thấy vai trò của nghiên cứu cơ bản trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới để hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức cho mỗi quốc gia. Để xem xét khả năng đáp ứng vai trò đó của giáo dục đại học Việt Nam, bài viết này phân tích vai trò của các trường đại học trong thúc đẩy nghiên cứu cơ bản tại Việt Nam. Từ khóa: Nghiên cứu khoa học; Giáo dục đại học. Mã số: 16031602 1. Giới thiệu về giáo dục đại học Việt Nam Cho tới cuối những năm 1980, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam được thiết kế theo mô hình Liên Xô cũ. Theo mô hình này, hệ thống các viện nghiên cứu là độc lập với các hoạt động nghiên cứu trong các trường đại học, cao đẳng. Đến năm 1985, khi Đại hội Đảng lần thứ 6 quyết định thay thế nền kinh tế tập trung bởi nền kinh tế thị trường theo tuyên bố của chính sách “Đổi mới”. Do có chính sách “Đổi mới” này, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã có bước chuyển mình quan trọng, chuyển từ mô hình Liên Xô cũ đào tạo theo cơ chế đặt hàng của Nhà nước sang đào tạo đáp ứng nhu cầu của nhiều thành phần kinh tế. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã được tổ chức đa dạng hơn, có chiều hướng phát triển tốt hơn. Theo Luật Giáo dục Đại học được ban hành năm 2012, các cơ sở giáo dục đại học được phân thành 4 loại gồm: (i) trường cao đẳng; (ii) trường đại học, học viện; (iii) đại học vùng, đại học quốc gia; và (iv) viện nghiên cứu được cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Năm 2015, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam có 436 cơ sở đào tạo (219 trường đại học và 217 trường cao đẳng) trong đó quy mô đào tạo đại học là JSTPM Tập 5, Số 1, 2016 27 sinh viên; .