Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá sửu

Cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) là loài cá có thịt thơm ngon và kích cỡ thương phẩm lớn nên có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá sửu được thực hiện từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 trên tuyến sông Hậu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 28, THÁNG 12 NĂM 2017 NGHIÊN CỨU TÍNH ĂN VÀ PHỔ THỨC ĂN CỦA CÁ SỬU Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) STUDY ON FEEDING HABIT AND FEED SPECTRUM OF SMALLSCALE CROAKER Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) Mai Viết Văn1 Tóm tắt – Cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) là loài cá có thịt thơm ngon và kích cỡ thương phẩm lớn nên có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá sửu được thực hiện từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 trên tuyến sông Hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá sửu có miệng rộng, rạch miệng xiên; răng hàm rất phát triển; lược mang thưa, ngắn và cứng; thực quản ngắn, vách dày, có nhiều nếp gấp; dạ dày hình túi, to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp; manh tràng có 5-9 ống với một đầu bịt kín gắn vào ống tiêu hóa ở nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột; ruột ngắn, vách dày, xếp gấp khúc. Chiều dài tương đối của ruột cá sửu (RLG) 3. Theo nghiên cứu [10], chiều dài ruột của cá phụ thuộc vào tuổi và loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột gia tăng theo sự gia tăng tỉ lệ loại thức ăn thực vật trong khẩu phần ăn của cá. Giá trị RLG thấp ở giai đoạn cá hương và cao ở giai đoạn cá trưởng thành [11]. II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Theo nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn [7], các loài động vật thủy sản có những đặc điểm dinh dưỡng rất chuyên biệt và rất khác so với các động vật trên cạn. i) Có nhiều thay đổi trong cấu trúc ống tiêu hoá và đa số động vật thủy sản trong chu kì sống trải qua giai đoạn ấu trùng. Ở giai đoạn này, do nhu cầu dinh dưỡng ấu trùng thay đổi rất lớn nên nghiên cứu dinh dưỡng sẽ khó khăn hơn so với động vật trên cạn. ii) Là động vật biến nhiệt, do nhu cầu năng lượng thấp hơn và lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường sinh sống nên tỉ lệ giữa năng lượng và protein hay tỉ lệ năng lượng và các thành phần dinh dưỡng thức ăn cũng thay đổi rất nhiều. iii) Các động vật thủy sản bài tiết ammonia rất khác với sinh vật trên cạn bài tiết urea hay uric

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
41    376    2    30-04-2024
172    77    2    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.