Nghiên cứu này được thực hiện tại huyện Thăng Bình nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy dồn điền đổi thửa đã làm tăng đáng kể quy mô diện tích thửa từ 593 m2 lên m2 và giảm số thửa trên hộ từ 7,2 thửa xuống còn 4,1 thửa. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN: 2588-1256 Tập 1(1) - 2017 HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM Trần Thanh Đức1, Võ Như Vàng 3, Nguyễn Trung Hải1, Trương Thị Diệu Hạnh2 1 Khoa Tài nguyên đất và MTNN, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 3 2 Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Liên hệ email: tranthanhduc@ TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện tại huyện Thăng Bình nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy dồn điền đổi thửa đã làm tăng đáng kể quy mô diện tích thửa từ 593 m2 lên m2 và giảm số thửa trên hộ từ 7,2 thửa xuống còn 4,1 thửa. Dồn điền đổi thửa đã làm tăng diện tích đất giao thông và thủy lợi nội đồng; góp phần tăng diện tích, năng suất và sản lượng của một số cây trồng chính. Đa số người dân được phỏng vấn đều đồng ý với chính sách dồn điền đổi thửa và cho rằng sau dồn điền đổi thửa, giao thông, thủy lợi nội đồng và áp dụng cơ giới vào sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn, giảm thời gian và công sức của người dân trong quá trình sản xuất so với trước dồn điền đổi thửa. Từ khóa: Dồn điền đổi thửa, đất sản xuất nông nghiệp, hiệu quả, huyện Thăng Bình Nhận bài: 22/05/2017 Hoàn thành phản biện: 12/06/2017 Chấp nhận bài: 15/06/2017 1. MỞ ĐẦU Được giao đất theo Nghị định 64/CP, người nông dân đã thực sự yên tâm và chủ động trong việc đầu tư về vốn, vật tư, lao động kỹ thuật mới vào sản xuất làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi không ngừng tăng lên. Chính vì vậy mà sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống của người nông dân được cải thiện hơn trước, góp phần làm cho bộ mặt của nông thôn được thay đổi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc giao đất cho nông dân được thực hiện trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng sản xuất hiện có nên đã dẫn đến tình trạng đất đai manh mún và phân tán. Huyện Thăng .