Quy trình nhân giống Cà gai leo (Solanum hainanense) bằng phương pháp giâm cành

Quy trình nhân giống cây Cà gai leo bằng kỹ thuật giâm cành đã được chúng tôi nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng cành giâm với 1 mắt/cành và tỷ lệ lá để lại 75%, xử lý cành giâm bằng dung dịch IAA nồng độ ppm hoặc NAA nồng độ ppm trong 2 - 3 giây rồi giâm trên nền giá thể gồm 60% đất phù sa + 1% super lân + 29% phân chuồng + 10% trấu hun cho tỷ lệ cây sống, sinh trưởng và phát triển cao nhất. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 1(2) - 2017 QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÀ GAI LEO (SOLANUM HAINANENSE) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH Hoàng Kim Toản1, Nguyễn Ngọc Thảo2, Trần Đăng Hòa3, Lê Như Cương3, Trần Thị Thu Giang3, Nguyễn Đình Thi3, Nguyễn Thúc Tự4, Cáp Xuân Phúc4, 1Đại học Huế, 2UBND thị trấn Hòa Vinh, Đông Hòa, Phú Yên; 3 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế; 4Công ty Cổ phần Thảo dược Bekades Liên hệ email: hoangkimtoan@ TÓM TẮT Quy trình nhân giống cây Cà gai leo bằng kỹ thuật giâm cành đã được chúng tôi nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng cành giâm với 1 mắt/cành và tỷ lệ lá để lại 75%, xử lý cành giâm bằng dung dịch IAA nồng độ ppm hoặc NAA nồng độ ppm trong 2 - 3 giây rồi giâm trên nền giá thể gồm 60% đất phù sa + 1% super lân + 29% phân chuồng + 10% trấu hun cho tỷ lệ cây sống, sinh trưởng và phát triển cao nhất. Trong quá trình chăm sóc, nên sử dụng phân bón lá Komix để giúp cây phát triển chiều dài chồi tốt nhất, trồng cây thích hợp vào đầu tháng 2 và che bóng với tỷ lệ 20%. Quy trình nhân giống này có thể áp dụng để sản xuất cây giống Cà gai leo quy mô lớn đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất hiện nay. Từ khóa: Cà gai leo, chất điều hòa sinh trưởng, độ che bóng, giâm cành, thời vụ. Nhận bài: 25/07/2017 Hoàn thành phản biện: 30/08/2017 Chấp nhận bài: 15/09/2017 1. MỞ ĐẦU Cà gai leo (Solanum hainanense) có tác dụng bảo vệ gan đã được nghiên cứu kỹ và được các nhà khoa học Việt Nam, các nhà khoa học thế giới đánh giá cao, bộ phận sử dụng chính là rễ và cành lá có thành phần cholesteron, β-sitosterol, 3β-hydroxy-5α-pregan-16-on (Hoàng Thanh Hương, 1980). Phân tích thành phần hoá học cà gai leo thấy có alcaloid, glycoalcaloid, saponin, flavonoid, acid amin và sterol (Phạm Kim Mãn, Nguyễn Bích Thu và Trần Văn Hanh, 1999). Cà gai leo được đánh giá tốt về tác dụng giải độc gan, ngoài ra còn có thể dùng để giải rượu, trị cảm cúm, đau nhức xương, rắn cắn. Từ trước đến nay cà

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.