Nghiên cứu ảnh hưởng của bao hạt giống đậu xanh bằng nanochitosan và dịch chiết vi khuẩn Pseudomonas putida (P. putida) đến sinh trưởng, hạn chế bệnh hại trong điều kiện in vivo. Các thí nghiệm được bố trí một nhân và kết hợp. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 1(2) - 2017 ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, HẠN CHẾ BỆNH HẠI CỦA BAO HẠT GIỐNG ĐẬU XANH BẰNG NANOCHITOSAN VÀ DỊCH CHIẾT VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG PSEUDOMONAS PUTIDA TRONG ĐIỀU KIỆN IN VIVO Võ Thị Thương Thương1, Võ Thị Mai Hương1, Nguyễn Hiền Trang2, Nguyễn Cao Cường2, Trần Thị Thu Hà2 1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: tranha@ TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của bao hạt giống đậu xanh bằng nanochitosan và dịch chiết vi khuẩn Pseudomonas putida (P. putida) đến sinh trưởng, hạn chế bệnh hại trong điều kiện in vivo. Các thí nghiệm được bố trí một nhân và kết hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy bao hạt giống đậu xanh bằng hỗn hợp nanochitosan và dịch chiết vi khuẩn đối kháng P. putida làm cho tỷ lệ nảy mầm đạt 100%; tốc độ ra lá trung bình nhanh hơn đối chứng 1,17 lá và làm tăng chiều cao (đạt 25,96 cm sau 20 ngày gieo), cao hơn so với đối chứng 3,18 cm. Khả năng hạn chế bệnh của các cây đậu xanh bao hạt bằng hỗn hợp nanochitosan và dịch chiết vi khuẩn P. putida cao hơn so với bao hạt giống bằng từng yếu tố tác nhân sinh học và đối chứng, hạt giống đậu xanh bao hỗn hợp nanochitosan và dịch chiết vi khuẩn đối kháng P. putida có chỉ số AUDPC bệnh héo rũ gốc mốc đen và bệnh mốc vàng (28,89 và 28,89; 88,89 và 116,67) thấp hơn so với đối chứng (82,22 và 84,45; 216,67 và 216,66). Cần áp dụng kết quả nghiên cứu trên vào thực tiễn sản xuất đậu xanh nhằm mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất. Từ khóa: bao hạt, nanochitosan, Pseudomonas putida. Nhận bài: 13/08/2017 Hoàn thành phản biện: 31/08/2017 Chấp nhận bài: 15/09/2017 1. MỞ ĐẦU Chất lượng hạt giống là yếu tố quan trọng trong quá trình nảy mầm, sinh trưởng của cây. Các loại hạt giống dễ bị nhiều loài nấm gây bệnh tấn công, đặc biệt là các loài nấm có nguồn bệnh trong đất (như Sclerotium rolfsii) và truyền qua hạt giống như Aspergillus sp. . trong điều kiện bảo quản không tốt. Để phòng trừ những bệnh này, cho