Nghiên cứu về khu hệ rết ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa được tiến hành trong tháng 5 và tháng 11/2017 tại các sinh cảnh rừng cây gỗ, rừng hỗn giao tre nứa, rừng thuần tre nứa và đất nông nghiệp + khu dân cư thuộc địa phận xã Mường Thải, Sơn La. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 17 loài và phân loài thuộc 2 bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha trong khu vực nghiên cứu. Bộ Scolopendromorpha có 15 loài và phân loài thuộc 7 giống, 3 họ (Cryptopidae, Scolopendridae, Scolopocryptopidae). | TAP CHI SINH HOC 2018, 100-107 Những dẫn liệu 40(1): đầu tiên về rết DOI: NHỮNG DẪN LIỆU ĐẦU TIÊN VỀ RẾT THUỘC BỘ Scolopendromorpha VÀ Scutigeromorpha (Chilopoda) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ XÙA, TỈNH SƠN LA, VIỆT NAM Trần Thị Thanh Bình1, Nguyễn Đức Hùng1, Hà Kiều Loan1, Vũ Thị Hà2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 2 TÓM TẮT: Nghiên cứu về khu hệ rết ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa được tiến hành trong tháng 5 và tháng 11/2017 tại các sinh cảnh rừng cây gỗ, rừng hỗn giao tre nứa, rừng thuần tre nứa và đất nông nghiệp + khu dân cư thuộc địa phận xã Mường Thải, Sơn La. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 17 loài và phân loài thuộc 2 bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha trong khu vực nghiên cứu. Bộ Scolopendromorpha có 15 loài và phân loài thuộc 7 giống, 3 họ (Cryptopidae, Scolopendridae, Scolopocryptopidae). Bộ Scutigeromorpha có 2 loài thuộc 2 giống, 1 họ (Scutigeridae). Kết quả nghiên cứu cũng bổ sung 7 giống, 13 loài cho khu hệ rết Tây Bắc, và ghi nhận mới 1 giống Thereuonema với 1 dạng loài (Thereuonema sp.) cho khu hệ rết Việt Nam. Bên cạnh đó, so sánh giữa các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu cho thấy, rừng cây gỗ và rừng tre nứa có độ tương đồng về thành phần loài cao nhất (68,69%), thấp nhất là rừng tre nứa với khu dân cư + đất nông nghiệp (20,50%). Rừng tre nứa có chỉ số đa dạng loài cao nhất (H’=2,98), tiếp đến rừng hỗn giao (H’=2,31) rồi đến rừng cây gỗ (H’=1,56)và thấp nhất là khu dân cư + đất nông nghiệp (H’=0,74). Mật độ của rết cao nhất ở rừng cây gỗ đạt 0,60 con/m2, tiếp đến là ở rừng tre nứa với 0,47 con/m2, thấp nhất ở sinh cảnh rừng hỗn giao với 0,20 con/m2. Từ khóa: Scolopendromorpha, Scutigeromorpha, Chilopoda, Rết, Tà Xùa, Việt Nam. MỞ ĐẦU Rết là nhóm động vật đất có ý nghĩa quan trọng trong khoa học cũng như trong thực tiễn. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, là thiên địch của một số nhóm côn trùng gây hại hoặc mang .