Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nên nhiều quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển. Ở Việt Nam, ngày 17/8/2004 Thủ Tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TT ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững với mục tiêu tổng quát là nhằm đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận. | Đến nay, cả nước có hơn một trăm khu công nghiệp - khu chế xuất, trong đó nhiều khu hoạt động có hiệu quả. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông thôn phát triển, ngành nghề đa dạng, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp (6%), thu nhập lao động nông thôn được cải thiện. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, ngành công nghiệp cần phải thường xuyên xem xét, cập nhật những định hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách để hoàn thiện Chiến lược phát triển của ngành đến năm 2020 là cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp, nhằm phát huy cao độ mọi nguồn lực trong nước, thu hút tối đa và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy lợi thế cạnh tranh, định hướng tốt hơn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển CN theo những mục tiêu chung. Ngành công nghiệp Việt Nam đang tập trung phát triển theo 3 nhóm ngành với những cơ chế, chính sách khác nhau. Mỗi nhóm ngành cần có các cơ chế chính sách khác nhau của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển hài hoà, có chọn lọc và hiệu quả chung của nền kinh tế.