Hai thí nghiệm được bố trí nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá dìa giống. Trong thí nghiệm 1, cá dìa (chiều dài trung bình 19 mm/con) được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể thí nghiệm (60 L/bể) với 5 mật độ khác nhau (2; 4; 6; 8 và 10 con/L). Mỗi mật độ được lặp lại 3 lần. Cá được cho ăn thức ăn NRD 3/5, khẩu phần 14% khối lượng thân. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ DÌA GIỐNG (Siganus guttatus, Bloch 1787) EFFECTS OF STOCKING DENSITY AND SALINITY ON GROWTH AND SURVIVAL OF JUVENILE GOLDEN RABBIT FISH (Siganus guttatus, Bloch 1787) Phan Văn Út1, Hoàng Thị Thanh2, Trương Quang Tuấn3 Ngày nhận bài: 15/9/2014; Ngày phản biện thông qua: 13/02/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẮT Hai thí nghiệm được bố trí nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá dìa giống. Trong thí nghiệm 1, cá dìa (chiều dài trung bình 19 mm/con) được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể thí nghiệm (60 L/bể) với 5 mật độ khác nhau (2; 4; 6; 8 và 10 con/L). Mỗi mật độ được lặp lại 3 lần. Cá được cho ăn thức ăn NRD 3/5, khẩu phần 14% khối lượng thân. Kết quả cho thấy cá dìa đạt sinh trưởng tốt nhất khi nuôi với mật độ từ 2 – 4 con/L. Hệ số thức ăn (FCR) tăng khi mật độ nuôi tăng trên 6 con/L. Trong thí nghiệm 2, cá dìa giống (chiều dài trung bình 19,82 mm/con) được nuôi ở 5 độ mặn khác nhau (10; 15; 20; 25 và 30‰) với mật độ 4 con/L. Kết quả cho thấy cá dìa sinh trưởng tốt trong khoảng độ mặn 15 – 25‰. Cá giảm tăng trưởng khi độ mặn tăng trên 25‰ hoặc dưới 15‰. Không có ảnh hưởng của độ mặn đến hệ số phân đàn của cá dìa giống. Thay đổi độ mặn từ 10 – 25‰ không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá, tuy nhiên tỷ lệ sống giảm khi độ mặn tăng trên 25‰. Do đó ương mật độ 4 con/L ở độ mặn từ 15 – 25‰ là thích hợp cho sinh trưởng của cá dìa giống. Từ khóa: Cá dìa, mật độ, độ mặn, siganus guttatus ABSTRACT Two trials were carried out to examine the effects of stocking density and salinity on growth, survival and feed conversion ratio of juvenile golden rabbit fish. In the first experiment, fish (average length 19 mm/fish) were randomly distributed to experimental tanks (60 L/tank) at five different stocking densities (2; 4; 6; 8 and 10 fish/L) with triplicate per each treatment. Fish was fed NRD