Với 368 mẫu thu được tại vùng ven biển Quảng Bình từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 9 năm 2011, bằng phương pháp nghiên cứu cơ bản cho thấy đặc điểm sinh trưởng của cá Phèn hai sọc Upeneus sulphureus (Cuvier & Valenciennes, 1829) có tương quan giữa chiều dài và khối lượng là W = 7943,; phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy về chiều dài và trọng lượng là Lt=237,27 [1–e-0,248( t + 2,77)], Wt = 148,73 [ 1 - e-0,06(t+1,147)] 2,646 . Đồng thời cấu trúc về tuổi của cá khai thác được chủ yếu thấp hơn tuổi 1+ . Hơn nữa, cá có tốc độ sinh trưởng cao ở hai năm đầu, sau đó giảm dần và chủ yếu tăng về chiều dài. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁ PHÈN HAI SỌC UPENEUS SULPHUREUS (Cuvier & Valenciennes, 1829) Ở VÙNG VEN BIỂN QUẢNG BÌNH Võ Văn Thiệp Trường Đại học Quảng Bình Nguyễn Thị Diệu Hà Trường Trung học cơ sở Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình Tóm tắt. Với 368 mẫu thu được tại vùng ven biển Quảng Bình từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 9 năm 2011, bằng phương pháp nghiên cứu cơ bản cho thấy đặc điểm sinh trưởng của cá Phèn hai sọc Upeneus sulphureus (Cuvier & Valenciennes, 1829) có tương quan giữa chiều dài và khối lượng là W = 7943,; phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy về chiều dài và trọng lượng là Lt=237,27 [1–e-0,248( t + 2,77)], Wt = 148,73 [ 1 - e-0,06(t+1,147)] 2,646. Đồng thời cấu trúc về tuổi của cá khai thác được chủ yếu thấp hơn tuổi 1+. Hơn nữa, cá có tốc độ sinh trưởng cao ở hai năm đầu, sau đó giảm dần và chủ yếu tăng về chiều dài. Từ khóa: cá Phèn hai sọc, đặc điểm sinh trưởng cá Phèn 1. MỞ ĐẦU Cá Phèn hai sọc Upeneus sulphureus (Cuvier & Valenciennes, 1829) thuộc họ Mullidae có mặt trong các hệ sinh thái ven biển Quảng Bình, có đóng góp đáng kể vào đa dạng sinh học ven biển nói chung và các loài thủy sản nói riêng [4]. Đây là loài cá đáy có kích thước cơ thể không lớn nhưng số lượng chủng quần đông, dễ đánh bắt và cho khai thác quanh năm với sản lượng cao, nhất là vụ Xuân Hè [5]. Mặt khác, cá Phèn hai sọc có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, khoáng, vitamin có lợi cho sức khỏe con người. So với các loài cá có cùng giá trị thì cá Phèn hai sọc có thị trường tiêu thụ lớn hơn, phù hợp với mức sống và khẩu vị của người tiêu dùng [10]. Các nghiên cứu về loài cá này ở Quảng Bình cho đến nay vẫn còn hạn chế. Vì vậy, những kết quả được trình bày trong bài báo sẽ đáp ứng phần nào hiểu biết về đặc tính sinh trưởng của cá Phèn hai sọc, từ đó tiếp tục có các nghiên cứu đầy đủ hơn trong mối liên hệ chặt chẽ với các mắt xích khác trong vùng ven biển để bảo vệ sự cân bằng của hệ sinh thái quan