Tính lịch sử trong quá trình nghiên cứu ảnh hưởng đến sự tồn tại của giá trị Thơ mới. Nếu chỉ dừng lại ở những ấn tượng chủ quan hoặc chỉ dừng lại ở việc đề cao tính nội tại như một ưu thế trong cấu trúc tác phẩm sẽ thu hẹp ý nghĩa của Thơ mới. Vai trò của tính lịch sử đã được chứng minh qua thực tiễn tiếp nhận văn học, trong đó có lịch sử tiếp nhận Thơ mới. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 TÍNH LỊCH SỬ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN THƠ MỚI Mai Thị Liên Giang Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt. Tính lịch sử trong quá trình nghiên cứu ảnh hưởng đến sự tồn tại của giá trị Thơ mới. Nếu chỉ dừng lại ở những ấn tượng chủ quan hoặc chỉ dừng lại ở việc đề cao tính nội tại như một ưu thế trong cấu trúc tác phẩm sẽ thu hẹp ý nghĩa của Thơ mới. Vai trò của tính lịch sử đã được chứng minh qua thực tiễn tiếp nhận văn học, trong đó có lịch sử tiếp nhận Thơ mới. Quá trình tiếp nhận Thơ mới cho thấy, lịch sử văn học không chỉ quan tâm đến những tác phẩm lớn trong một thời điểm nhất thời nào đó. Các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua thời gian, sự liên tục, tính lịch sử khi nghiên cứu Thơ mới. Nếu chỉ dừng lại ở những ấn tượng chủ quan hoặc chỉ dừng lại ở việc đề cao tính nội tại như một ưu thế trong cấu trúc tác phẩm sẽ tạo nên những giới hạn về ý nghĩa của Thơ mới. Quá trình tiếp nhận Thơ mới không chỉ thể hiện ở việc mô tả tác phẩm trên cơ sở các yếu tố ngôn ngữ, tiểu sử và tư tưởng hay là sản phẩm thuần tuý của một tình trạng xã hội, là phát ngôn tư tưởng của nhà thơ mà ngày càng phải chú ý việc nghiên cứu tính chất đặc trưng của tác phẩm trong quan hệ với tính lịch sử. Trong quá trình này, Thơ mới cũng được xem như những cấu trúc đang chờ đợi được giải mã. Trong chúng đang tồn tại tiềm năng của sự thông báo ý nghĩa. Nghĩa và cái biểu đạt của chúng đều có vai trò như nhau trong quá trình tiếp nhận. Thơ mới chỉ có thể tồn tại ở nhiều giai đoạn khác nhau khi quá trình cụ thể hoá ở người đọc cũng luôn thay đổi phù hợp với từng thời điểm. Quá trình tiếp nhận Thơ mới diễn ra ở nước ta đã chứng minh được bản chất đích thực của nó qua thời gian. Thơ mới chủ yếu là thơ lãng mạn. Bản chất của lãng mạn là tâm trạng, dòng chảy của cảm xúc cá nhân. Larmartin cho rằng: thơ là âm nhạc bên trong. Thơ mới chính là cõi lòng của thi sĩ. Thơ mới cũng là một cơ thể không thuần nhất nên bên cạnh ảnh hưởng của tư duy lãng mạn còn có .