Nâng cao hiệu quả chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ

Bài viết này tập trung làm rõ: Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Đánh giá hiệu quả chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thông qua phản hồi của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, với tư cách là đối tượng thụ hưởng chính sách và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phù hợp với điều kiện của Việt Nam. | JSTPM Tập 2, Số 2, 2013 1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẦY DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ThS. Nguyễn Hữu Xuyên, . Đỗ Thị Hải Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Nguyễn Quang Tuấn Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN Tóm tắt: Đổi mới công nghệ (ĐMCN) đã trở thành yếu tố ưu tiên hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và sự phát triển thịnh vượng của quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, để ĐMCN thành công ngoài năng lực nội tại của doanh nghiệp (DN) thì cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình đổi mới. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thông qua việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, bài viết này làm rõ: (i) Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN; (ii) Đánh giá hiệu quả chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thông qua phản hồi của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, với tư cách là đối tượng thụ hưởng chính sách và (iii) Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Từ khóa: Hiệu quả chính sách; Đổi mới công nghệ. Mã số: 13081801 1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách và hiệu quả chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nói chung và hiệu quả chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nói riêng dựa trên các phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau [2,3,5,7,8,9,10,12,13,14]. Các công trình nghiên cứu này đã có những đóng góp quan trọng, tích cực về lý luận và thực tiễn, góp phần cải tiến, hoàn thiện chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN trong thời gian qua. Trong bài báo này, nhóm tác giả đề xuất, đánh giá các tiêu chí phản ánh hiệu quả chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN dựa trên mục tiêu chính sách và sự phản hồi của doanh nghiệp (sử dụng thang đo Liker 5), đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực ĐMCN về các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.