Bài viết trình bày về kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý, phối hợp giữa các Bộ/ngành cũng như sự tham gia của doanh nghiệp ở Trung Quốc - bài học tốt cho việc định hình, nhân rộng và phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam trong thời gian tới. | Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 52 PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở TRUNG QUỐC BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM . Lê Tất Khương, ThS. Tạ Thế Hùng, ThS. Trần Anh Tuấn Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ Tóm tắt: Trong hơn hai thập kỷ thực hiện chính sách nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học, Trung Quốc đã tận dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu công nghệ cao của lĩnh vực khoa học mới này và trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học. Để đạt được kết quả trên, chính phủ Trung Quốc đã đề ra các chương trình để phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học bao gồm việc tiến hành cải tiến hệ thống nghiên cứu và thay đổi thể chế, cơ chế khuyến khích phát triển công nghệ sinh học theo hướng thương mại hóa. Có thể thấy rằng chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học ở Trung Quốc là tương đối gần với chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học đang hình thành và phát triển tại Việt Nam. Kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý, phối hợp giữa các Bộ/ngành cũng như sự tham gia của doanh nghiệp ở Trung Quốc là bài học tốt cho việc định hình, nhân rộng và phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Công nghệ sinh học, Chính sách phát triển công nghệ sinh học. 1. Giới thiệu Trong suốt thời kỳ đầu cải cách (1979 - 1984), sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc được mở rộng và đạt được các thành tích ấn tượng về năng suất và sản lượng. Nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của ngành nông nghiệp Trung Quốc là do các thay đổi về thể chế, sự tăng cường đầu tư, thực hiện thâm canh và những thay đổi về khoa học công nghệ [6]. Tuy nhiên, kể từ sau năm 1984 tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp hàng năm của Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 3 - 4% so với 7% .