Việt Nam đang trong giai đoạn “nở rộ” của các KCN. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển các KCN còn tồn tại nhiều vấn đề khiến chúng ta phải đau đầu, đặc biệt là vấn đề về mô hình KCN - mô hình hiện tại tỏ ra thiếu tính liên kết, thiếu tính khoa học, thiếu hiệu quả kinh tế và gây khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường. Liệu vận dụng lý thuyết Cụm nhằm tăng quy hoạch các ngành có liên quan có là một giải pháp phù hợp cho vấn đề đổi mới các KCN hiện nay của Việt Nam? . | 60 Đổi mới mô hình khu công nghiệp nhìn từ tiếp cận lý thuyết cụm ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP NHÌN TỪ TIẾP CẬN LÝ THUYẾT CỤM ThS. Vũ Thị Cẩm Thanh Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tóm tắt: Bất cứ một nước nào có tham vọng phát triển kinh tế cũng đều phải trải qua thời kỳ công nghiệp hóa, và phương thức cốt yếu cho các nền kinh tế khác nhau là hình thành các vùng công nghiệp tập trung mà ta gọi là các khu công nghiệp (KCN). Việt Nam đang trong giai đoạn “nở rộ” của các KCN. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển các KCN còn tồn tại nhiều vấn đề khiến chúng ta phải đau đầu, đặc biệt là vấn đề về mô hình KCN - mô hình hiện tại tỏ ra thiếu tính liên kết, thiếu tính khoa học, thiếu hiệu quả kinh tế và gây khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường. Liệu vận dụng lý thuyết Cụm nhằm tăng quy hoạch các ngành có liên quan có là một giải pháp phù hợp cho vấn đề đổi mới các KCN hiện nay của Việt Nam? Từ khóa: Mô hình khu công nghiệp, Cụm công nghiệp. 1. Mở đầu Điều 2, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 14/3/2008 quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế đã định nghĩa “KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy định tại Nghị định này”. Các KCN thể hiện sự quy tụ của các công ty, doanh nghiệp vào những khu vực đã được chính phủ quy hoạch sẵn để phục vụ cho công cuộc phát triển công nghiệp nào đó nhằm đảm bảo sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Các KCN mọc lên nhờ lợi thế từ sự gia tăng của sự tập trung kinh tế, cơ cấu hạ tầng địa phương thuận lợi, hệ thống trao đổi có sẵn, sự đầu tư có tổ chức của chính phủ, chi phí giao dịch và thông tin giảm. Tuy nhiên các mô hình KCN không phải là bất biến, mà nó cần luôn được hoàn thiện và bổ sung để theo kịp với những thay đổi của xã hội và khoa học công nghệ. Ngày nay các quốc gia đang khuyến khích sự tập .