Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học xã hội ở nước ta

Hiệu quả của nghiên cứu khoa học xã hội là kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu so với mục tiêu đã đề ra. Hiệu quả này chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài hoạt động nghiên cứu. Bài viết tập trung phân tích một số giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học xã hội ở nước ta. | JSTPM Vol 1, No 3, 2012 19 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TS. Nguyễn Quang Tuấn Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN Tóm tắt: Hiệu quả của nghiên cứu khoa học xã hội là kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu so với mục tiêu đã đề ra. Hiệu quả này chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài hoạt động nghiên cứu. Bài viết tập trung phân tích một số giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học xã hội ở nước ta. 1. Tổng quan chung về hiệu quả nghiên cứu khoa học xã hội Trên thực tế, tồn tại nhiều cách hiểu và diễn giải khác nhau về khái niệm hiệu quả. Bài viết này quan niệm hiệu quả của một hoạt động là kết quả đạt được của hoạt động so với mục tiêu đã đề ra hoặc là các vấn đề cần giải quyết (Fraser. 1994; Erlendsson, 2002). Đánh giá hiệu quả của một hoạt động là việc đo lường kết quả đạt được của hoạt động đó so với mục tiêu đề ra hoặc các vấn đề cần giải quyết. Ở đây, việc đo lường kết quả bao gồm cả việc đo lường dựa trên các chỉ tiêu định lượng và định tính. Ví dụ, trong các dự án kinh tế, hiệu quả kinh tế của một dự án thường được đánh giá bằng tỷ số của tiền thu hồi trên vốn đầu tư (Return on Investment - ROI), được tính theo công thức: ROI = Thu lợi từ đầu tư - Chi phí đầu tư Chi phí đầu tư Tuy nhiên, chỉ tiêu đánh giá này không phù hợp để đánh giá các mục tiêu định tính của dự án như nâng cao nhận thức, tạo công bằng xã hội. Khoa học xã hội là một bộ phận của khoa học, nghiên cứu về các mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệ giữa con người với xã hội. Đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học xã hội sẽ khó khăn hơn nhiều so với các hoạt động khác do những đặc thù của khoa học xã hội. Nghiên cứu khoa học xã hội bao gồm các loại nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu và phát triển (Research and Development). Nghiên cứu cơ 20 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu bản là những nghiên cứu nhằm tạo ra các tri thức mới

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.