Bài viết trình bày tổng quan những đặc điểm chủ yếu của các học thuyết kinh tế nêu trên đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm cần lưu ý đối với Việt Nam trong việc vận dụng cách tiếp cận của Kinh tế học đổi mới để bổ sung cho các chính sách kinh tế vĩ mô đã và đang được thực thi ở nước ta những năm gần đây, mà về cơ bản vẫn “mang dáng dấp” các học thuyết kinh tế tân cổ điển và Keynes mới và còn rất xa lạ cách tiếp cận của Kinh tế học đổi mới. | 52 Học thuyết kinh tế (Innovation Economics)-Học thuyết kinh tế dẫn đường KINH TẾ HỌC ĐỔI MỚI (INNOVATION ECONOMICS) - HỌC THUYẾT KINH TẾ DẪN ĐƯỜNG CHO KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THẾ KỶ XXI ThS. Nguyễn Mạnh Quân Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN Tóm tắt: Nửa cuối Thế kỷ XX nhân loại đã chứng kiến những đóng góp nổi bật của nghiên cứu và phát triển (R&D) tạo ra những bước phát triển thần kỳ trong tăng trưởng kinh tế ở Mỹ1, Tây Âu, Nhật Bản và một số nước mới công nghiệp hóa (NIC). Đồng thời cũng chính nửa cuối Thế kỷ XX, đặc biệt là thời kỳ sau khủng hoảng kinh tế thế giới đầu những năm 1970 đến đầu Thế kỷ XXI, nhân loại cũng chứng kiến nhiều cơn chao đảo, khủng hoảng, trồi sụt thất thường của kinh tế thế giới do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó cũng có những nguyên nhân bắt nguồn từ vai trò của KH&CN. Hiện thực lịch sử hai mặt cả tích cực và tiêu cực trong vai trò của KH&CN đối với tăng trưởng kinh tế giai đoạn này đã được phản ánh qua quá trình tiến hóa của các học thuyết kinh tế chi phối chính sách kinh tế, chính sách KH&CN ở những nền kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ nửa cuối Thế kỷ XX. Đó là sự nổi lên của các học thuyết Kinh tế học tân cổ điển, Kinh tế học Keynes mới và gần đây nhất là sự xuất hiện của Kinh tế học đổi mới. Bài viết tổng quan này điểm lại những đặc điểm chủ yếu của các học thuyết kinh tế nêu trên đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm cần lưu ý đối với Việt Nam trong việc vận dụng cách tiếp cận của Kinh tế học đổi mới để bổ sung cho các chính sách kinh tế vĩ mô đã và đang được thực thi ở nước ta những năm gần đây, mà về cơ bản vẫn “mang dáng dấp” các học thuyết kinh tế tân cổ điển và Keynes mới và còn rất xa lạ cách tiếp cận của Kinh tế học đổi mới. 1. Kinh tế học tân cổ điển Học thuyết Kinh tế học tân cổ điển (Neo-Classical), bao gồm cả Tân cổ điển bảo thủ (Conservative) và Tân cổ điển tự do (Liberal) quan niệm động lực cho tăng trưởng kinh tế