Lý thuyết Z và chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ Nhật Bản thế kỷ XXI (Bài học gợi suy cho Việt Nam)

Bài viết này trình bày về lý thuyết Z với chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN Việt Nam, đồng thời, nêu lên một số gợi suy với mong muốn Việt Nam có được hệ thống chính sách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn để có thể đạt được mục tiêu đưa đất nước phát triển bằng nguồn nhân lực chất lượng cao, với một nền KH&CN tiên tiến. | 106 Lý thuyết Z và chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN Nhật Bản TRAO ĐỔI CHÍNH SÁCH LÝ THUYẾT Z VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN THẾ KỶ XXI - BÀI HỌC GỢI SUY CHO VIỆT NAM ThS. Triệu Thị Bảo Hoa Văn phòng Đề án 1136, Bộ KH&CN ThS. Nguyễn Văn Hòa Trường Quản lý KH&CN, Bộ KH&CN Tóm tắt: Cách đây hơn 3 thập kỷ, William Ouchi bắt đầu chùm bài viết về cách thức “vá lỗi” trong quản lý nhân sự để vực dậy năng lực sản xuất kinh doanh cho các công ty Hoa Kỳ dựa trên mô hình thành công của Nhật Bản. Các tác phẩm đó của Ouchi đã vượt qua khỏi khuôn khổ của quản trị nhân sự, của doanh nghiệp và của biên giới lãnh thổ Hoa Kỳ hay Nhật Bản để trở thành một trong những lý thuyết kinh điển về phát triển nguồn nhân lực, có tên là Lý thuyết Z; thậm chí còn trở thành một triết lý trong đối nhân xử thế. Trung tâm của Lý thuyết Z là chữ “和” (Hòa) được xử lý một cách khoa học giữa triết lý “duy tình” của Phương Đông kết hợp tinh tế với phương pháp “duy lý” của Phương Tây tạo nên sức sống trong giới khoa học, doanh nghiệp và những nhà hoạch định chính sách. Giá trị của Lý thuyết Z còn được thể hiện rõ nét trong hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN thế kỷ XXI của Nhật Bản: một giai đoạn mà đất nước Phù Tang đang phải vượt qua những thách thức lớn đối với sự phát triển thịnh vượng và bền vững. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đã liên hệ Lý thuyết Z với chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN Việt Nam, đồng thời, nêu lên một số gợi suy với mong muốn Việt Nam có được hệ thống chính sách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn để có thể đạt được mục tiêu đưa đất nước phát triển bằng nguồn nhân lực chất lượng cao, với một nền KH&CN tiên tiến. Từ khóa: Lý thuyết Z; Nhân lực KH&CN; Nhật Bản; Việt Nam. Mã số: 15091601 Vào đầu thập niên 80 thế kỷ XX, William Ouchi, giáo sư người Mỹ gốc Nhật Bản giảng dạy tại trường Đại học Stanford (Mỹ) đã xuất bản cuốn sách “Lý thuyết Z: Làm thế nào để mô hình quản lý kiểu Mỹ có thể giải quyết được .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.