Bài viết này sẽ trao đổi về khái niệm “thương mại hóa kết quả nghiên cứu” và nội hàm của nó, nhận dạng thực trạng thương mại hóa KQNC từ trường đại học vào doanh nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua, phân tích những khó khăn và đề xuất những chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại hóa KQNC từ trường đại học vào doanh nghiệp. | JSTPM Tập 4, Số 1, 2015 1 NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀO DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Hồ Ngọc Luật1 Vụ Phát triển KH&CN Địa phương, Bộ KH&CN CN. Nguyễn Thị Kha Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN Tóm tắt: Chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu (KQNC) hiện đang là những vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý trong nước và quốc tế quan tâm. Ngày nay, khoa học và công nghệ (KH&CN) đã trở thành nhân tố có tác động quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế - xã hội. Thương mại hóa KQNC góp phần tích cực thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN và đẩy nhanh ứng dụng các KQNC vào thực tiễn cuộc sống. Bài viết này sẽ trao đổi về khái niệm “thương mại hóa kết quả nghiên cứu” và nội hàm của nó; nhận dạng thực trạng thương mại hóa KQNC từ trường đại học vào doanh nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua; phân tích những khó khăn và đề xuất những chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại hóa KQNC từ trường đại học vào doanh nghiệp. Từ khóa: Chuyển giao công nghệ; Thương mại hóa; Kết quả nghiên cứu; Doanh nghiệp; Trường đại học; Văn phòng chuyển giao công nghệ. Mã số: 14121301 1. Khái niệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu được hiểu một cách khái quát là kết quả của một hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KH&CN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KH&CN (Điều 3, Khoản 3, Luật KH&CN) thường được định hình dưới dạng kết quả hay sản phẩm của một nhiệm vụ KH&CN (Điều 3, Khoản 13, Luật KH&CN năm 2013). 1 Liên hệ tác giả: hnluat@ 2 Thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ trường đại học vào doanh nghiệp Theo Luật Thương mại năm 2005:“Hoạt động thương mại là hoạt động sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Như vậy, các hoạt động