Xây dựng nguồn lực con người trong hoạt động quản lý khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Bài viết này tập trung làm rõ khái niệm xây dựng NLCN, chủ thể và khách thể xây dựng NLCN trong hoạt động QLKH và hoạt động NCKH, từ đó đưa ra nội dung và phương thức cơ bản xây dựng NLCN trong hoạt động QLKH và hoạt động NCKH ở Việt Nam. | JSTPM Tập 3, Số 4, 2014 59 XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thành Trung Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ Tóm tắt: Xây dựng nguồn lực con người là việc chủ thể xây dựng nguồn lực con người không chỉ với các cách thức, biện pháp để làm gia tăng cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hiện có, mà còn tạo lập các cơ hội cho việc thúc đẩy quá trình tự phát triển của nguồn lực con người (NLCN). Xây dựng NLCN nói chung và NLCN trong hoạt động quản lý khoa học (QLKH), hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) nói riêng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền khoa học và công nghệ (KH&CN) của mỗi quốc gia, cũng như đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm xây dựng NLCN; chủ thể và khách thể xây dựng NLCN trong hoạt động QLKH và hoạt động NCKH; từ đó đưa ra nội dung và phương thức cơ bản xây dựng NLCN trong hoạt động QLKH và hoạt động NCKH ở Việt Nam. Từ khóa: Nguồn lực con người; Quản lý khoa học; Nghiên cứu khoa học. Mã số: 14092001 1. Mở đầu Từ thực tiễn xây dựng và phát triển KH&CN ở Việt Nam cho thấy: tư duy và nhận thức về vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác QLKH và NCKH, về quan điểm chỉ đạo và chủ trương phát triển đội ngũ này được khẳng định và cụ thể hóa trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng về phát triển KH&CN ngay từ những thập niên cuối của Thế kỷ XX và đầu Thế kỷ XXI. Tuy nhiên, thực tế tại một số bộ, ngành và địa phương cho thấy, việc buông lỏng trong công tác tuyển dụng, đào tạo và sử dụng cán bộ làm công tác QLKH và NCKH đã và đang diễn ra làm cản trở việc thực hiện những chính sách phát triển KH&CN. Từ thực tiễn thiếu và hẫng hụt đội ngũ cán bộ QLKH và NCKH giỏi, đầu đàn, có đủ năng lực tham gia giải quyết những vấn đề khoa học lớn của đất nước; khoảng cách năng lực giữa các thế hệ đang đặt ra, trở thành vấn đề bức thiết cần được nghiên cứu và có giải pháp khắc phục. 60 Xây

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.